Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thành lập công ty cung ứng nhân lực

Sự tăng trưởng vượt bật của nền kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng tăng cao. Do vậy, thị trường hình thành và phát triển ngành cung ứng nhân lực lao động cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, các công ty dịch vụ cung cấp nguồn nhân lực phải chịu sự ràng buộc của pháp luật. Vậy pháp luật hiện hành Việt Nam có những quy định cụ thể ra sao đối với việc thành lập công ty cung ứng nhân lực này? Pham Do Law xin đưa ra các ý kiến của mình dựa trên luật định như sau.

Cung ứng nhân lực là gì?

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa về cung ứng nhân lực. Tuy nhiên có thể hiểu rằng, cung ứng nhân lực là hoạt động cung ứng người lao động; cho thuê lại lao động dựa trên hợp đồng 3 bên. Trong đó, bên doanh nghiệp cung ứng lao động sẽ đóng vai trò làm như cầu nối trong việc tìm kiếm; và cung cấp nguồn nhân lực đến các doanh nghiệp, cơ sở có nhu cầu. Sử dụng dịch vụ cung ứng nhân lực sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng bổ sung nguồn nhân lực. Và vận hành các công việc mà không phải bỏ ra tốn kém thời gian và chi phí cho việc tuyển dụng.

Công ty cung ứng nhân lực là một doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật. Doanh nghiệp này sẽ không trực tiếp sử dụng lao động mà sẽ cho đơn vị khác thuê lại. Về bản chất, người lao động sẽ làm việc cho người thuê lao động từ công ty cung ứng nhân lực. Song công ty cung ứng nhân lực vẫn là người quản lý chính đối với lao động đó.

Ví dụ như: Công ty A thuê nhân công B thông qua hợp đồng thuê mướn lao động. Song, công ty A cho công ty C thuê lại nhân công B đó để phục vụ cho nhu cầu của công ty C. Như vậy, chuỗi hoạt động đó gọi là cung ứng nhân lực.

Điều kiện thành lập công ty cung ứng nhân lực

Để được thực hiện thành lập công ty cung ứng nhân lực, công ty cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Điều kiện về vốn, ký quỹ

Tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP không có quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên tiền ký quỹ đối với công ty cung ứng nhân lực quy định như sau:

1. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo mức quy định là 2.000.000.000 đồng này tại ngân hàng thương mại của Việt Nam. Hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Việc nộp tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ. Và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Công ty cung ứng nhân lực lại được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng nhận ký quỹ và phù hợp quy định của pháp luật.

3. Toàn bộ số tiền ký quỹ của công ty cung ứng nhân lực sẽ được ngân hàng nhận ký quỹ phong toả, và quản lý tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về người quản lý

Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người quản lý của công ty cung ứng nhân lực phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Thứ nhất, phải là người đại diện theo pháp luật theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

Thứ hai, về nhân thân, người quản lý là người không có án tích;

Thứ ba, về kinh nghiệm, người quản lý phải có thời gian trực tiếp làm chuyên môn; hoặc quản lý về cho thuê lại lao động; hoặc cung ứng lao động trong thời gian đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Điều kiện về địa chỉ trụ sở

Hiện nay, Nghị định 55/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực. Do đó, công ty cung ứng nhân lực không còn yêu cầu điều kiện riêng về trụ sở công ty nữa. Vì vậy, trụ sở của công ty cần đáp ứng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp gồm:

– Có địa chỉ xác định cụ thể gồm số nhà; tên đường; phường (xã); quận (huyện); tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Số nhà làm địa chỉ không đang tranh chấp chủ quyền.

– Doanh nghiệp phải thông báo về thời gian mở cửa tại trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày với cơ quan đăng ký kinh doanh, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn trụ sở công ty là chung cư. Thì chung cư phải là tòa nhà thương mại. Đã được chủ đầu tư xin phép để thực hiện chức năng kinh doanh;

Quy trình thành lập công ty cung ứng nhân lực

Bước 1. Thành lập công ty

Thành lập công ty theo đúng với thủ tục mà pháp luật quy định. Chi tiết về hồ sơ và thủ tục vui lòng xem hướng dẫn quy trình để thành lập công ty.

Đối với việc thực hiện kinh doanh cung ứng nhân lực thì nên thành lập công ty về các công việc, ngành nghề được quy định tại phụ lục II của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Bởi vì pháp luật chỉ cho phép các ngành nghề này được phép để kinh doanh cung ứng người lao động.

Mã ngành: theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành cung ứng và quản lý lao động sẽ bao gồm: 

782 – 7820 – 78200: Mã ngành Cung ứng lao động tạm thời;

783 – 7830: Mã ngành Cung ứng và quản lý nguồn lao động;

78301: Mã ngành Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước;

78302: Mã ngành Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bước 2. Xin giấy phép hoạt động việc cho thuê lại lao động

Thẩm quyền cấp giấy phép cho thuê lại lao động thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự cấp giấy phép được thực hiện như sau:

Bước 2.1. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp phép đến Sở Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Bước 2.2. Sở LĐTBXH xem xét hồ sơ và cấp biên nhận cho người nộp hồ sơ;

Bước 2.3. Sở LĐTBXH thẩm tra và trình chủ tịch UBND Cấp tỉnh về hồ sơ xin cấp phép. Thời hạn giải quyết là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo, Sở LĐTBXH sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện. Thời gian yêu cầu bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 2.4. Chủ tịch UBND Cấp tỉnh xem xét và cấp giấy phép cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp. Thời gian giải quyết là 07 ngày làm việc. Tính từ thời điểm Sở LĐTBXH trình hồ sơ. Trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nộp trực tiếp tại Sở LĐTBXH; qua đường bưu chính; hoặc nộp trực tuyến (nếu có)

Tổng thời gian giải quyết đối với hoạt động xin giấy phép nói trên là 27 ngày làm việc.

Hồ sơ xin giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Theo quy định tại điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Hồ sơ xin giấy phép cho thuê lại lao động gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp.

2. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.

Lưu ý

– Các hồ sơ nêu trên được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng.

– Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt; có chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự.

4. Minh chứng thời gian trực tiếp làm chuyên môn; hoặc quản lý về cho thuê lại lao động; hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật. Có thể là một trong các văn bản sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; (01 bản sao có chứng thực)

b) Quyết định bổ nhiệm; hoặc văn bản công nhận kết quả bầu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (01 bản sao có chứng thực)

Lưu ý: Đối với văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự.

5. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động

Thời hạn của giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Theo quy định của khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Thời hạn của giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tối đa là 60 tháng. Giấy phép thực hiện cho thuê lại lao động có thể được gia hạn nhiều lần. Tuy nhiên mỗi lần gia hạn tối đa không quá 60 tháng. Lưu ý: đối với trường hợp giấy phép được cấp lại. Thời hạn được cấp lại bằng với thời hạn còn lại của giấy phép cũ.

Chế độ báo cáo định kỳ

Tại khoản 2 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp cung ứng lao động phải thực hoạt động báo cáo định kỳ như sau:

Báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động. Báo cáo này lập và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Đồng thời doanh nghiệp phải báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp; khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động. Đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Doanh nghiệp phải báo cáo về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó.

Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12.

Các câu hỏi thường gặp liên quan

Công ty có được rút tiền ký quỹ không? 

Công ty cung ứng nhân lục chỉ được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

1. Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ nguồn tài chính để thanh toán đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại sau thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán theo quy định của pháp luật;

2. Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại do vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại vì không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật;

3. Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;

4. Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;

5. Doanh nghiệp cho thuê lại đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam khác; hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam khác.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nói trên, doanh nghiệp không được phép rút tiền ký quỹ. Việc rút khoản tiền ký quỹ được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 và 20 tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Ai sẽ là người trả lương và các chi phí BHXH cho người lao động? Bên đi thuê lao động hay bên cung ứng lao động?

Tại khoản 4 Điều 56 của Bộ luật Lao động 2019, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định như sau:
Doanh nghiệp cho thuê phải bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại (nguồn nhân lực được thuê bởi bên cung ứng) không thấp hơn tiền lương của nhân lực lao động của bên đi thuê lại lao động; khi mà có cùng trình độ, cùng một công việc; hoặc là các công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, khi doanh nghiệp mà cho thuê lại người lao động, thì doanh nghiệp cho thuê đó vẫn là người sử dụng lao động trực tiếp các nguồn nhân lực. Do đó, doanh nghiệp cho thuê sẽ có các quyền và nghĩa vụ giống như những người sử dụng lao động khác. Như vậy, bên cung ứng lao động sẽ là người trả lương và các chi phí cho người lao động.

Được phép cung ứng lao động ở những vị trí nào? Ngành nghề nào? 

Căn cứ theo Phụ lục II của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, các ngành nghề được phép cung ứng lao động là:

1/ Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký

2/ Thư ký/Trợ lý hành chính

3/ Lễ tân

4/ Hướng dẫn du lịch

5/ Hỗ trợ bán hàng

6/ Hỗ trợ dự án

7/ Lập trình hệ thống máy sản xuất

8/ Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông

9/ Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất

10/ Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy

11/ Biên tập tài liệu

12/ Vệ sĩ/Bảo vệ

13/ Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại

14/ Xử lý các vấn đề tài chính, thuế

15/ Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô

16/ Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất

17/ Lái xe

18/ Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển

19/ Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí

20/ Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay

Thời gian cung ứng lao động có giới hạn không?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sử dụng người lao động thuê lại để làm những công việc theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định.

Như vậy mục đích cho thuê là: Đáp ứng tạm thời nhu cầu cần thiết về nhân lực; trong một khoảng thời gian nhất định. Điều đó đã chứng minh là thời gian cung ứng lao động là có giới hạn. Và giới hạn đã sẽ được thoả thuận thông qua hợp đồng.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty cung ứng nhân lực. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340