Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang là nền kinh tế đang phát triển trên thế giới. Mỗi năm thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư. Các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam với mong muốn đầu tư có lợi nhuận. Nhưng sẽ có nhiều khó khăn, rào cảo từ chính sách đến văn hóa Việt Nam phải hòa nhập. Từ đó, nhu cầu thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài được ra đời. Vậy pháp luật nước ta đang quy định về Hiệp hội này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Pham Do Law.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 08/1998/NĐ-CP năm 1998 ban hành Quy chế thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam doanh nghiệp nước ngoài

Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tên tiếng Anh là Association of Foreign Invested Enterprises – VAFIE.

Đây là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của Bên Việt Nam trong:

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Đại diện các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài;

+ Của các tổ chức kinh tế của Việt Nam có liên quan đến hoạt động đầu tư nước.

Nghị định 08/1998/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nước ngoài trong hiệp hội bao gồm:

Doanh nghiệp nước ngoài nêu trong Điều 1 bao gồm : Văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế, tài chính, bảo hiểm, tư vấn pháp luật … nước ngoài, Chi nhánh Công ty nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng Thương mại nước ngoài và các Bên nước ngòai tham gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các Doanh nghiệp cử đại diện của mình để tham gia các hoạt động của Hiệp hội.

Chức năng và nguyên tắc của văn của Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài

Để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhà nước đã cho phép thành lập Hiệp hội. Hiệp hội ra đời có những chức năng sau đây:

Một, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho nhau vì một mục đích phát triển chung;

Hai, tổ chức sinh hoạt thông tin trong nội bộ Hiệp hội;

Ba, tăng cường các hoạt động trao đổi, tìm hiểu các cơ hội xúc tiến đầu tư;

Bốn, tổ chức các hội nghị để trao đổi chính sách của nhà nước Việt Nam về ;

Năm, hỗ trợ, tư vấn cho các Hội viên về pháp luật, kỹ thuật, …;

Sáu, tổ chức các cuộc gặp với Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về  thương mại, đầu tư và dịch vụ;

Bảy, đóng góp ý kiến xây dựng, các biện pháp với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam. Đảm bảo quyền lợi cho các Hội viên và chung tay xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

Tám, Hiệp hội được xuất bản, lưu hành bản tin nội bộ Hiệp hội về các hoạt động thương mại và đầu tư.

Nguyên tắc thành lập Hiệp hội là trên cơ sở tự nguyện, là tổ chức phi chính phủ, phi chính trị, phi vụ lợi.

Điều kiện thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài

Có 03 điều kiện cơ bản khi thành lập Hiệp hội mà các tổ chức cần nắm dưới đây:

– Số lượng thành viên tối thiểu trong Hiệp hội:

+ Ít nhất 30 đại diện doanh nghiệp có cùng một quốc tịch. Hoặc;

+ Ít nhất 30 đại diện doanh nghiệp có xuất xứ từ một Tổ chức quốc tế khu vực.

– Mỗi cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài chỉ được thành lập một Hiệp hội;

– Hiệp hội đặt một trụ sở chính tại tỉnh, thành phố trực thuộc TW của Việt Nam.

Hồ sơ xin thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài

Hồ sơ khi thành lập Hiệp hội cần những giấy tờ sau:

– 02 đơn xin thành lập (một bản tiếng Việt và một bản bằng tiếng nước ngoài thông dụng);

– Điều lệ hoạt động của Hiệp hội (01 bản tiếng Việt và 01 bản tiếng nước ngoài);

– Văn bản giới thiệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;

– Hồ sơ về trụ sở làm việc chính của Hiệp hội;

– Lý lịch của Ban lãnh đạo Hiệp hội (kèm ảnh 4×6);

– Danh sách các đại diện doanh nghiệp xin tham gia Hiệp hội, (gồm có họ tên, số hộ chiếu, nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam).

Quy trình thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xin thành lập Hiệp hội là cơ quan trực tiếp giải quyết hồ sơ.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập Hiệp hội được quy định tại Nghị định 08/1998/NĐ-CP;

Bước 2: Nộp hồ sơ đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW – nơi Hiệp hội dự định đặt trụ sở chính;

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ và giải quyết cho đơn xin thành lập Hiệp hội.

Bước 4: Kể từ ngày được cấp giấy phép, Hiệp hội phải đăng báo TW và đăng báo địa phương. Những nội dung cần có là:

– Tên Hiệp hội (tiếng Việt, tiếng nước ngoài thông dụng);

– Số, ngày và cơ quan cấp giấy phép thành lập);

– Người đại diện Hiệp hội;

– Địa điểm đặt trụ sở  của Hiệp hội (gồm có số nhà, tên đường, phường/xã, huyện/thành phố, tỉnh …);

– Số tài khoản tại Ngân hàng giao dịch của Hiệp hội;

– Số điện thoại,  Fax.

Cách thức thực hiện

Tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan nhà nước để được giải quyết hồ sơ.

Thời hạn giải quyết

Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ và giải quyết trong vòng 30 ngày.

Kết quả

Sau 30 ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước thẩm quyền có nghĩa vụ trả lời kết quả cho Hiệp hội:

+ Được thành lập nếu đáp ứng được quy định về điều kiện thành lập;

+ Từ chối đơn xin thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW sẽ cấp 01 bản chính giấy phép cho Hiệp hội. Đồng thời, cung cấp 01 bản chính cho Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ.

Giấy phép thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Sau khi thành lập, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

Hiệp hội được thành lập có giá trị hoạt động trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp giấy phép. Giấy phép được gia hạn, nhưng mỗi lần không quá 03 năm.

Trong quá trình hoạt động, Hiệp hội có những quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:

– Được mở tài khoản giao dịch tại một Ngân hàng Thương mại của Việt Nam;

Theo quy định thì tài khoản này phục vụ cho hoạt động hành chính của Hiệp hội. Nội dung hoạt động này được quy định tại Điều 4 Nghị định 08/1998/NĐ-CP;

– Được thuê trụ sở, nhà ở, nhân viên theo quy định pháp luật Việt Nam;

– Được có con dấu riêng, việc khắc dấu theo quy định của Bộ Nội Vụ;

– Được nhập khẩu các thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc. Việc nhập khẩu phải tuân theo quy định đối với Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam;

– Hiệp hội có nghĩa vụ báo cáo hoạt động trong vòng 6 tháng, một năm hoặc khi có yêu cầu đột xuất. Hiệp hội báo cáo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp giấy phép.

Trường hợp nào thì Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài bị chấm dứt hoạt động?

– Giấy phép thành lập Hiệp hội hết hạn;

– Giấy phép thành lập không được gia hạn theo đúng quy định

Lưu ý về thời gian gia hạn như sau: 03 tháng trước khi giấy phép hết hạn, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì Hiệp hội phải làm đơn xin gia hạn gửi Cơ quan đã cấp giấy phép thành lập. Cơ quan nhận đơn phải hoàn thành thủ tục và trả lời Hiệp hội trong thời gian không quá 30 ngày.

– Bị thu hồi giấy phép do vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam;

– Hiệp hội tiến hành thủ tục tự giải thể.

Lưu ý cho các Hiệp hội tại TP.HCM về thủ tục giải thể:

– Trong vòng 30 ngày Hiệp hội phải hoàn tất việc

+ Trả nhà ở;

+ Phương tiện làm việc đã thuê;

+ Thanh lý hợp đồng lao động với nhân viên;

+ Thanh toán các khoản nợ (nếu có).

– Việc chấm dứt hoạt động. Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài chỉ hoàn tất khi có xác nhận của Sở Thương mại.

Quy định này được thể hiện ở Điều 8 QĐ 972/1999/QĐ-UB-KT của UBND thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu quá trình hoạt động Hiệp hội có những sự thay đổi, hiệp hội cần làm gì?

Những nội dung cơ bản trong giấy phép thành lập hiệp hội gồm có:

– Tên tiếng Anh và tiếng Việt;

– Trụ sở chính;

– Điện thoại, Fax;

– Người đại diện Hiệp hội.

Nghị định 08/1998/NĐ-CP hướng dẫn Hiệp hội khi thay đổi những thông tin khác so với giấy phép thì tiến hành:

– Làm đơn đề nghị nơi cấp giấy phép thành lập cho điều chỉnh, bổ sung giấy phép;

– Hiệp hội chỉ được hoạt động theo nội dung mới khi có văn bản chấp nhận bổ sung giấy phép;

– Cơ quan nhà nước phải xem xét và trả lời cho Hiệp hội trong thời gian không quá 30 ngày.

Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law

Pham Do Law cung cấp  dịch vụ về thủ tục thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như sau:

– Nghiên cứu pháp luật, tư vấn cho các tổ chức có nhu cầu thành lập Hiệp hội;

– Tìm hiểu hồ sơ yêu cầu thành lập Hiệp hội của  nơi Hiệp hội định đặt trụ sở;

–  Soạn thảo hồ sơ thành lập Hiệp hội và nộp đến cơ quan có thẩm quyền;

– Thay mặt Hiệp hội xử lý thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ;

– Nhận và trả kết quả là giấy phép thành lập Hiệp hội cho Khách hàng.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340