Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể – Thủ tục mới nhất 2021

Mặc dù không phải là doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, nhưng hộ kinh doanh vẫn có nhu cầu mua/bán, tặng cho, thừa kế lại hộ kinh doanh. Thông qua thủ tục thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể, việc chuyển nhượng hộ kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Quy định của pháp luật liên quan đến thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hộ kinh doanh chỉ được tiến hành thay đổi các nội dung như: Ngành nghề kinh doanh, tên hộ kinh doanh, vốn, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại, thông tin người đại diện hộ kinh doanh. Nhưng không được thay đổi người đại diện hộ kinh doanh hay còn gọi là người đứng tên hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã cho phép thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể.

Hình thức thay đổi:

Hợp đồng mua bán hộ kinh doanh;

Tặng cho hộ kinh doanh;

Thừa kế hộ kinh doanh.

Nghĩa vụ của các bên sau khi thay đổi:

– Người đứng tên hộ kinh doanh mới sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của hộ kinh doanh phát sinh trước ngày chuyển nhượng;

– Bên mua và bên bán có thể thỏa thuận về trách nhiệm của các bên sau khi chuyển nhượng. Có thể thỏa thuận như sau: Chủ hộ kinh doanh mới phải chịu trách nhiệm với phần nghĩa vụ phát sinh kể từ sau khi chuyển nhượng và chủ hộ kinh doanh cũ sẽ chịu trách nhiệm với phần nghĩa vụ phát sinh trước khi chuyển nhượng. Hoặc chủ hộ kinh doanh mới sẽ hết toàn bộ trách nhiệm kể từ thời điểm sau khi chuyển nhượng trừ các khoản nợ phát sinh trước khi chuyển nhượng.

Vì bản chất hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân nên nghĩa vụ về các khoản nợ, tài sản có thể sẽ do người nào làm người đó chịu. Tuy nhiên, cần phải quy định rõ trong hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thì mới có căn cứ để truy cứu trách nhiệm. Riêng đối với khoản nợ của hộ kinh doanh thì do không phải là pháp nhân nên khoản nợ thường đứng tên bên vay là cá nhân chứ không phải hộ kinh doanh.

Việc Luật cho phép thay đổi người đại diện hộ kinh doanh chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu thực tế khi chủ hộ kinh doanh cũ không còn nhu cầu hoạt động, muốn chuyển nhượng lại toàn bộ tài sản, pháp lý cho bên mua. Hoặc nhu cầu thừa kế, cha mẹ chết đi muốn để lại hộ kinh doanh cho con cái. Chứ không phải là thừa nhận một phần tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh.

Ví dụ: Hộ kinh doanh A do bà A là đại diện hộ kinh doanh (kinh doanh quán ăn). Nay bà A không còn nhu cầu kinh doanh, bà A chuyển nhượng lại cho ông B. Việc nhận chuyển nhượng này cả 2 bên đều có lợi. Bà A đễ dàng bán lại toàn bộ tài sản cho ông B, chuyển giao toàn bộ trách nhiệm sau khi chuyển nhượng cho ông B. Ông B vừa nhận được tài sản là đồ đạc, trang thiết bị, dụng cụ, bàn ghế… phục vụ cho đúng mục đích kinh doanh quán ăn, vừa được chuyển giao giấy tờ pháp lý, không phải xin lại từ đầu như Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn pháp lý, giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC, môi trường. Quan trong hơn là ông B có thể thỏa thuận không chịu trách nhiệm về các khoản nợ và

Hồ sơ thay đổi chủ hộ kinh doanh

– Thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh theo mẫu Phụ lục III-3 của Thông tư 01/2021/TT-BKHDT do chủ hộ kinh doanh cũ và chủ hộ kinh doanh mới ký hoặc do chủ hộ kinh doanh mới ký trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế (01 bản);

– Hợp đồng mua bán hộ kinh doanh; hợp đồng tặng cho đối với trường hợp tặng cho hộ kinh doanh; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế (01 bản);

– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu Việt Nam đối với chủ hộ kinh doanh mới (01 bản);

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thay đổi chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (01 bản);

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (01 bản);

– Văn bản ủy quyền cho người khác không phải là thành viên hộ gia đình đi nộp hồ sơ và nhận kết quả (01 bản).

Trình tự thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể

– Nộp hồ sơ lên bộ phận 1 cửa của UBND cấp huyện hoặc nộp online (tùy từng địa phương). Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả biên nhận nếu hồ sơ hợp lệ về hình thức.

– Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan cấp phép sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì sẽ được cấp thông báo sửa đổi, bổ sung.

– Khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới, hộ kinh doanh phải nộp lại giấy phép cũ đã cấp.

Lưu ý sau khi thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể

Sau khi thay đổi chủ hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh mới cần đến cơ quan đăng ký thuế trong vòng 10 ngày kể từ khi ký hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho hoặc có văn bản thừa kế để:

– Tiến hành thủ tục khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng.

– Đăng ký xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế mới với tên chủ hộ mới.

– Đăng ký thuế khoán lại nhưng sẽ căn cứ theo doanh thu năm trước của hộ kinh doanh.

>> Xem thêm: Thuế khoán hộ kinh doanh – Cách tính thuế khoán mới nhất 2021

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn pháp lý của Luật Phạm Đỗ liên quan đến việc thay đổi người đứng tên hộ kinh doanh cá thể. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ để được nhanh chóng, đúng luật vui lòng liên hệ với chúng tôi.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340