Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu
Nhu cầu về chiêm ngưỡng “nghệ thuật” trong cuộc sống ngày càng chiếm vai trò phổ biến. Những người yêu nghệ thuật luôn sáng tạo ra những cái mới như: hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh,…Tuy nhiên, những “cái hồn” nghệ thuật luôn giao du, đón nhận những cái lạ, đa văn hóa, đa sắc màu từ nước ngoài. Và để du nhập vào Việt Nam, “nghệ thuật” cần phải được phê duyệt gắt gao bởi vì các tác phẩm sẽ ảnh hưởng tới mặt tinh thần của con người. Vậy, các thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó, Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình như sau.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL
- Thông tư số 26/2018/TT-BVHTTDL
- Thông tư số 289/2016/TT-BTC
- Quyết định số 3978/QĐ-BVHTTDL
Mục đích của thủ tục phê duyệt
Quy định thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu cho mục đích kinh doanh.
Phạm vi phê duyệt
Áp dụng đối với các hoạt động Phê duyệt nội dung của các tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh.
Cán bộ, công chức thuộc phòng Quản lý nghệ thuật, các phòng ban và cơ quan có liên quan thuộc Sở Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm việc thực hiện và kiểm soát quy trình này.
Hồ sơ xin phê duyệt
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL và khoản 9, 10, 13 và 14 Điều 1 của Thông tư số 26/2018/TT-BVHTTDL thì hồ sơ gồm:
1/ Đơn đề nghị của các Thương nhân có yêu cầu nhập khẩu (Mẫu 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL);
2/ Hình ảnh các tác phẩm nhập khẩu, nêu rõ chất liệu và kích thước.
Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh nhập khẩu
Cơ quan thẩm quyền giải quyết
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL, thẩm quyền phê duyệt nội dung là:
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tiếp nhận hồ sơ, phê duyệt nội dung các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu do các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ, phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu do các đối tượng thuộc địa phương.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra và xem xét các loại hồ sơ:
Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan thẩm quyền hướng dẫn tổ chức/công dân hoàn thiện theo quy định.
Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận hẹn trả kết quả. Chuyển hồ sơ đến các phòng có chuyên môn thẩm định.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Chuyên viên thụ lý hồ sơ sẽ căn cứ vào các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn… để tiến hành thẩm định:
– Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì cần phải giải trình và bổ sung thêm. Cán bộ thụ lý phải ra thông báo cho tổ chức/công dân biết để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ, đồng thời nêu rõ lý do.
– Trường hợp hồ sơ đã đạt yêu cầu thì cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ, lập báo cáo trình lãnh đạo phòng xem xét.
Bước 4: Lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ đã hợp lệ thì ký xác nhận hồ sơ, tiếp theo trình lên cho lãnh đạo Sở xem xét (trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ yêu cầu cán bộ xử lý – nêu rõ lý do).
Bước 5: Xem xét và ký duyệt hồ sơ
– Lãnh đạo sở xem xét hồ sơ và ký các văn bản liên quan.
Bước 6: Tiếp nhận kết quả và ghi vào sổ theo dõi.
– Phát hành văn bản, chuyển kết quả về cho bộ phận một cửa.
Bước 7: Trả kết quả cho tổ chức, công dân có yêu cầu.
– Lưu lại hồ sơ theo dõi.
Cách thức thực hiện
Thương nhân đề nghị thực hiện thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật.
Thời hạn giải quyết
Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; (trong vòng 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền ra văn bản thông báo cho thương nhân để bổ sung đầy đủ hồ sơ cho hợp lệ).
Kết quả
Cơ quan có thẩm quyền trả lời kết quả đề nghị của thương nhân về thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu. Trong trường hợp không phê duyệt thì cơ quan có đủ thẩm quyền phải ra thông báo trả lời bằng văn bản, phải nêu lý do cụ thể.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
1. Trường hợp nào bị từ chối phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu?
Trường hợp bị từ chối phê duyệt nội dung là:
1. Các tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh bị cấm nhập khẩu vì có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc.
2. Các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành; cấm lưu hành; thu hồi; tịch thu; tiêu hủy; hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
2. Trường hợp hình ảnh có sai sót trong việc liệt kê chất liệu, hoặc sai sót về kích thước, thương nhân phải điều chỉnh như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL thì:
Khi hàng hóa không đủ điều kiện phổ biến, lưu hành, cơ quan thẩm quyền yêu cầu Thương nhân phải tái xuất; hoặc tiêu hủy; và báo cáo kết quả thẩm định cho cơ quan quản lý chuyên ngành đủ thẩm quyền.
Như vậy, nếu hình ảnh có sai sót về chất liệu, kích thước thì thương nhân phải cho tái xuất lại; hoặc tiêu huỷ và báo cáo kết quả lại cho cơ quan có thẩm quyền.
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
- Đơn đề nghị của Thương nhân có yêu cầu phê duyệt các tác phẩm nhập khẩu;
- Danh mục hàng hóa nhập khẩu;
- Thông tin về hàng hóa, nơi cung cấp, số lượng, trị giá mặt hàng;
- Đáp ứng vấn đề bản quyền đối với hàng hoá;
- Các thông tin khác có liên quan đến hàng nhập khẩu.
Phạm vi công việc
- Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến Thủ tục phê duyệt nội dung ;
- Nhận hồ sơ, tài liệu từ quý khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
- Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn, chuẩn bị các điều kiện để được Phê duyệt;
- Tham gia trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở;
- Kiểm tra thông tin của quý khách và nhận kết quả;
- Nhận kết quả và gửi trả giấy phép theo đúng thỏa thuận.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.