Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam là đất nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thuận lợi và chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác nhau. Một trong số đó là thành lập công ty vốn nước ngoài. Vậy Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài

Điều kiện về chủ thể thành lập

– Đối với cá nhân: cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

– Đối với tổ chức, doanh nghiệp: có quốc tịch là thành viên của WTO hoặc có ký điều ước song phương liên quan đến đầu tư với Việt Nam;

Điều kiện về năng lực tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài phải có năng lực tài chính để đầu tư tại Việt Nam; đồng thời phải chứng minh được năng lực tài chính của mình.

Điều kiện về trụ sở công ty và địa điểm thực hiện dự án

– Có địa điểm để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. (Chứng minh bằng các hợp đồng thuê địa điểm, thuê nhà, thuê đất hay giấy tờ nhà đất hợp pháp của bên cho thuê).

– Đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất; nhà đầu tư cần chứng minh đủ điều kiện cho thuê nhà xưởng; đồng thời có hợp đồng thuê nhà xưởng ở các cụm, khu công nghiệp.

Điều kiện về năng lực kinh nghiệm và các điều kiện đặc thù tùy theo lĩnh vực đầu tư

– Cần đáp ứng đầy đủ điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài.

– Cần chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như thương mại, bán buôn, bán lẻ.

Hồ sơ đề nghị thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  2. Điều lệ công ty (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân);
  3. Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên); danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần);
  4. Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau:
    • – Đối với cá nhân: giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
    • – Đối với tổ chức: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
    • Lưu ý: Đối với thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức bắt buộc phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Thẩm quyền giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Phòng đăng ký kinh doanh tại địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự thực hiện

  • Bước 1:
    • Công ty chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền; đồng thời nộp đủ phí và lệ phí theo quy định.
    • Cơ quan có thẩm quyền trả Giấy biên nhận hồ sơ.
  • Bước 2: 
    • Cơ quan có thẩm quyền nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
    • Thực hiện tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 3:
    • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc (tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ).
    • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp đăng ký không đúng theo quy định; cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc (tính từ ngày nhận hồ sơ).

Cách thức nộp hồ sơ

Có thể nộp hồ sơ bằng 03 cách sau đây:

Phí và lệ phí

  • Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/ lần công bố.
  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/ lần đăng ký.

Lưu ý: Trường hợp đăng ký trực tuyến được miễn đóng Lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc (tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ).

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Pháp luật Việt Nam có chính sách ưu đãi nào đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không?

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có những đóng góp quan trọng đối với phát triểu kinh tế – xã hội. Vì thế, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số chính sách tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn;
  • Đảm bảo các quyền cơ bản cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Có những chiến lược bảo hộ và ưu tiên;
  • Ưu đãi về đất đai;
  • Ưu đãi về thuế;
  • Có những khoản trợ cấp từ chính phủ;
  • Một số chính sách khuyến khích khác.

Ngoài ra, Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP còn quy định cụ thể một số đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Sau khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam thì có được các quyền lợi như doanh nghiệp trong nước không?

Sau khi thành lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn được hưởng các quyền lợi như doanh nghiệp trong nước; đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ như các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, cũng tồn tại một số hạn chế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tu nước ngoài như sau:

  • Một số ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (được quy định tại Mục A Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP);
  • Có hạn chế về tỷ lệ vốn góp đối với một số ngành nghề đầu tư đặc biệt;
  • Thủ tục xin phê duyệt đầu tư khá phức tạp;
  • Sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường.

Dịch vụ của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. Bản sao một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau:
    • Đối với cá nhân: giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
    • Đối với tổ chức: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  3. Các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến việc thành lập công ty.

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài và tất cả các vấn đề có liên quan;
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
  4. Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Nhận kết quả và kiểm tra lại thông tin của quý khách hàng;
  6. Gửi kết quả cho quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340