Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Tự công bố sản phẩm nộp ở đâu? Hồ sơ gồm những gì?

Chất lượng của sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường ngày nay lại xuất hiện nhiều sản phẩm kém chất lượng hay những sản phẩm giả mạo. Chính vì vậy mà mỗi người tiêu dùng đều khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm; để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình. Trong bối cảnh đó, việc tự công bố sản phẩm là cách hiệu quả để tổ chức, cá nhân tạo dựng lòng tin cho khách hàng; đồng thời phòng tránh việc sản phẩm bị làm giả, đảm bảo uy tín thương hiệu. Vậy tự công bố sản phẩm nộp ở đâu? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Tự công bố sản phẩm là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về việc tự công bố sản phẩm. Tuy nhiên, ta có thể hiểu tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cần lưu ý rằng các sản phẩm này không nằm trong danh sách các sản phẩm bắt buộc đăng ký công bố theo quy định của pháp luật. Có thể thấy rằng tự công bố không phải là thủ tục bắt buộc; nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tự công bố sản phẩm là nghĩa vụ tổ chức, cá nhân phải thực hiện; bởi lẽ đây là cách thức Nhà nước bảo vệ người tiêu dùng. Việc tự công bố cũng là cách tổ chức, cá nhân chứng minh sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn theo quy định; giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng; đồng thời góp phần phòng tránh việc sản phẩm bị làm giả nhờ có sự giám sát của cơ quan chức năng. Điều này còn trở thành công cụ tiếp thị hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

Tự công bố sản phẩm nộp ở đâu?

Hồ sơ tự công bố sản phẩm được nộp ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc Uỷ ban nhân dân trực thuộc trung ương chỉ định chỉnh định. Đồng thời, tổ chức, cá nhân cần tự công bố sản phẩm trên phương tiện truyền thông; hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của mình.

Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ bằng một trong những cách sau:

  1. Đến nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền;
  2. Nộp qua hình thức trực tuyến;
  3. Nộp qua dịch vụ bưu chính.

Lưu ý đối với tổ chức, cá nhân có từ hai cơ sở sở sản xuất trở lên:

  1. Tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên (cùng sản xuất một sản phẩm) chỉ cần nộp hồ sơ tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương có sơ sở sản xuất do cá nhân, tổ chức lựa chọn;
  2. Các lần tự công bố sản phẩm tiếp theo cần nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Sản phẩm nào bắt buộc tự công bố?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các sản phẩm cần thực hiện tự công bố bao gồm:

“thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”

Sản phẩm không thuộc trường hợp tự công bố?

Các sản phẩm không thuộc trường hợp tự công bố chính là các sản phẩm bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các sản phẩm phải đăng ký bản công bố bao gồm các sản phẩm:

“1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.”

Đây là các loại sản phẩm có tính chất đặc biệt. Khả năng tác động đến sức khỏe người tiêu dùng của những sản phẩm này lớn hơn các loại sản phẩm thông thường khác. Chính vì vậy, cơ quan nhà nước đã có những quy định chặt chẽ hơn và mang tính bắt buộc.

Sản phẩm nào được miễn tự công bố?

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các sản phẩm được miễn tự công bố như sau:

“Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.”

Như vậy, có thể thấy rằng việc tự công bố chỉ áp dụng cho những sản phẩm lưu hành trên thị trường; không áp dụng đối với những sản phẩm phục vụ xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội bộ.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm có những gì?

1/ Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP);

tu-cong-bo-san-pham-nop-o-dau

2/ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm (trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

Hồ sơ công bố sản phẩm cần lưu ý những gì?

Lưu ý về tài liệu trong hồ sơ công bố sản phẩm:

  1. Tất cả tài liệu trong hồ sơ công bố phải sử dụng tiếng Việt;
  2. Trường hợp có tài liệu tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt, có công chứng;
  3. Tất cả tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm đăng ký.

Dịch vụ tư vấn về tự công bố sản phẩm của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. Tài liệu về thông tin của sản phẩm;
  2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm (trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc tự công bố sản phẩm.
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng.
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh.
  4. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
  5. Nhận kết quả và thông báo cho quý khách hàng sau khi hoàn tất thủ tục.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Tự công bố sản phẩm nộp ở đâu?. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340