Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa là một khâu quan trọng để đảm bảo cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa. Để được cấp giấy chứng nhận, nhà đâu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bán lẻ như thế nào? Trước vấn đề trên, Pham Do Law xin được đưa ra những ý kiến của mình.
Nội dung
- 1 Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa là gì?
- 2 Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
- 3 Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
- 4 Quy trình cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ
- 5 Những khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục này
- 6 Câu hỏi thường gặp
- 6.1 1/ Trường hợp nào thì không phải cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa?
- 6.2 2/ Trường hợp nào cơ quan cấp phép phải lấy ý kiến của Bộ Công thương, bộ quản lý ngành?
- 6.3 3/ Trường hợp giấy phép kinh doanh bán lẻ bị hết hạn thì có gia hạn được không?
- 6.4 4/ Công ty có thể xin bán lẻ nhiều mặt hàng cùng lúc được không?
- 7 Các dự án tiêu biểu của Pham Do Law
Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa là giấy phép được cấp cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi có thực hiện các hoạt động sau:
- Bán lẻ hàng hóa online, không lập địa điểm bán lẻ (tất cả các loại hàng hóa);
- Bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn;
- Dịch vụ Logistic;
- Dịch vụ cho thuê hàng hóa;
- Dịch vụ xúc tiến thương mại;
- Dịch vụ trung gian thương mại;
- Dịch vụ thương mại điện tử;
- Dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Pham Do Law xin được phép chia thành 3 trường hợp về điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa. Nhà đầu tư thuộc trường hợp nào sau đây thì phải đáp ứng các điều kiện tương ứng trong trường hợp đó.
Một là, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoa:
1/ Nhà đầu tư đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
2/ Nhà đầu tư có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp giấy phép kinh doanh;
3/ Nhà đầu tư không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Hai là, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
1/ Nhà đầu tư có kế hoạch về tài chính để thực hiện các hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
2/ Nhà đầu tư không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
3/ Đảm bảo phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
4/ Phù hợp với những quy định của pháp luật chuyên ngành;
5/ Có khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
6/ Có khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Ba là, trường hợp nhà đầu tư bán lẻ hàng hóa các loại hàng như: gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách báo, tạp chí: chỉ xem xét cấp giấy phép kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiên lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
- Bản giải trình có nội dung bao gồm: Giải trình về các điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh; Kế hoạch kinh doanh gồm: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh; Kế hoạch tài chính gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;Tình hình kinh doanh; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Tài liệu của cơ quan thuế minh chứng không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
- Tài liệu về tài chính của nhà đầu tư.
Quy trình cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ
Bước 1: Thành lập công ty có vốn nước ngoài
Thành lập công ty có vốn nước ngoài yêu cầu phải có ngành: Bán lẻ hàng hóa; Đồng thời phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ
Cơ quan có thẩm quyền: Sở công thương
Thời gian: 15-20 ngày làm việc
Thời hạn của Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa là 05 năm kể từ ngày được cấp. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà thời hạn của giấy phép có thể ngắn hơn. VD: Thời hạn hoạt động trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chỉ còn 2 năm thì thời hạn trên GPKD bán lẻ do Sở công thương cấp cũng chỉ có 2 năm.
Những khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục này
Khó khăn trong việc xác định điều kiện: Pham Do Law luôn xác định khách hàng có đủ điều kiện để xin giấy phép trước khi báo giá. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện, chúng tôi sẽ từ chối thực hiện dịch vụ để tránh mất thời gian và chi phí của khách hàng. Trong trường hợp điều kiện chưa đủ nhưng vẫn có thể khắc phục được thì chúng tôi sẽ tư vấn để khách hàng lựa chọn khắc phục các điều kiện và xin cấp phép hay không.
Khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ: Thành phần hồ sơ thì rất đơn giản như trên. Tuy nhiên, khi chuẩn bị hồ sơ sẽ luôn có nhưng khó khăn, đặc biệt hồ sơ yêu cầu phải giải trình nhiều yếu tố như điều kiện, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính… đòi hỏi phải có thêm các chứng từ chứng minh các kế hoạch trên là khả thi, đáng tin cậy. Chính vì vậy, Quý khách đừng vội trách sao chúng tôi lại yêu cầu nhiều giấy tờ phức tạp hơn quy định của Luật. Song song, đó chúng tôi sẽ liên tục kiểm tra trước với cơ quan nhà nước để đảm bảo hồ sơ nộp vào sẽ được chấp thuận.
Khó khăn khi làm việc với cơ quan nhà nước: Hồ sơ mang tính chất giải trình và thuyết phục nên ý kiến của mỗi chuyên viên sẽ khác nhau. Thêm vào đó, hàng hóa có nhiều chủng loại, đa dạng khiến chuyên viên nhà nước không đủ thời gian nghiên cứu và kiến thức để ra quyết định, nên trong nhiều trường hợp họ sẽ hỏi ý kiến cấp trên hoặc các cơ quan liên quan dẫn đến thời gian cấp phép sẽ bị lâu. Nhưng dịch vụ của Pham Do Law sẽ giúp giải trình rõ ràng, dễ hiểu nhất để chuyên viên nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của Quý công ty và nhanh chóng ra quyết định cấp phép.
Câu hỏi thường gặp
1/ Trường hợp nào thì không phải cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa?
Theo quy tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định những trường hợp không phải xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa.
“1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.”
Vậy trong những trường hợp này, chủ đầu tư không phải xin giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa.
2/ Trường hợp nào cơ quan cấp phép phải lấy ý kiến của Bộ Công thương, bộ quản lý ngành?
Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài kinh doanh hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo, tạp chí; thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép lấy ý kiến Bộ Công Thương và Bộ quản lý ngành trước khi cấp.
3/ Trường hợp giấy phép kinh doanh bán lẻ bị hết hạn thì có gia hạn được không?
Hiện tại, quy định pháp luật không có thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh, nên khi hết hạn thì công ty phải thực hiện lại thủ tục xin cấp mới.
4/ Công ty có thể xin bán lẻ nhiều mặt hàng cùng lúc được không?
Việc công ty xin bán lẻ bao nhiêu mặt hàng là do nhu cầu của Công ty, luật không cấm. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo đủ điều kiện về tài chính, xuất xứ hàng hóa, và có kế hoạch kinh doanh cụ thể, đảm bảo sinh lợi nhuận và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Do đó, nếu vốn của doanh nghiệp không cao, muốn thực hiện việc bán lẻ thì phải giảm số mặt hàng mong muốn bán lẻ lại, khi nào thực sự có nhu cầu mới xin bổ sung sau.
Các dự án tiêu biểu của Pham Do Law
APHROZONE VINA: Bán lẻ Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.
NEWLIFE VINA: Bán lẻ Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
LA OBRA: Bán lẻ thiết bị điện tử, thiết bị, đồ dùng nhà bếp, đồ chơi trẻ em, thiết bị, đồ dùng văn phòng.
HANCHU (VIỆT NAM): Bán lẻ thực phẩm chức năng.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.