Dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài
Theo dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì tính đến tháng 11/2022 tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới; điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD. Bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021; tăng 0,4% so với 10 tháng; và tăng 10,3% so với 9 tháng. Số liệu này báo hiệu Việt Nam sẽ trở thành Quốc gia đón làn sóng đầu tư nước ngoài kỷ lục trong các năm tiếp theo. Đồng hành cùng với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, Pham Do Law sẽ chia sẻ kinh nghiệm thành lập và cung cấp dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài để các nhà đầu tư thuận lợi tiến vào thị trường Việt Nam.
Nội dung
Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài
Căn cứ pháp lý:
- Biểu cam kết cụ thể về thương mại, dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
- Hiệp định đầu tư toàn diện ASIAN (ACIA);
- Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS);
- Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA);
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA);
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA);
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Dựa vào các căn cứ pháp lý trên. Pham Do Law sẽ tư vấn nguyên tắc xác định điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Trừ những ngành; nghề thuộc Danh mục ngành; nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quy định tại Phụ lục I của Nghị định Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành; nghề chưa được tiếp cận thị trường. Được quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Và đặc biệt là các ngành nghề chưa cam kết tiếp cận thị trường. Theo quy định tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại; dịch vụ của Việt Nam trong WTO; và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết nói trên.
Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật chuyên ngành.
Tỷ lệ góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần tuân thủ theo quy định tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại, dịch vụ của Việt Nam trong WTO. Và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết. Ví dụ: Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Ngay sau khi gia nhập, cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.
Quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng phải thuộc các thành viên có tham gia WTO hoặc các quốc gia thành viên của các Hiệp định mà Việt Nam cũng có tham gia ký kết nói trên.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư các ngành nghề chưa cam kết tiếp cận thị trường theo quy định tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại, dịch vụ của Việt Nam trong WTO và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư sẽ tiến hành xin chấp thuận từ cơ quan cấp Bộ phụ trách quản lý ngành nghề đó.
Trường hợp nhà đầu tư muốn sở hữu tỷ lệ vốn góp cao hơn mức quy định tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại, dịch vụ của Việt Nam trong WTO và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết thì Cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư sẽ tiến hành xin chấp thuận từ cơ quan cấp Bộ phụ trách quản lý ngành nghề đó.
Trường hợp nhà đầu tư muốn sở hữu tỷ lệ vốn góp cao hơn mức quy định tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại, dịch vụ của Việt Nam trong WTO và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết thì Cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư sẽ tiến hành xin chấp thuận từ cơ quan cấp Bộ phụ trách quản lý ngành nghề đó.
Trường hợp quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc các thành viên có tham gia WTO hoặc các quốc gia thành viên của các Hiệp định mà Việt Nam cũng có tham gia ký kết thì Cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư sẽ tiến hành xin chấp thuận từ cơ quan cấp Bộ phụ trách quản lý ngành nghề đó. VD: nhà đầu tư đến từ Ethiopia
Để biết ngành nghề của Quý khách có được phép kinh doanh tại Việt Nam không? hoặc có bị giới hạn về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư, phạm vi đầu tư không? và các điều kiện phải đáp ứng khác? Các bạn vui lòng liên hệ Pham Do Law, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí vấn đề này trước khi thành lập công ty vốn nước ngoài.
Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài
Để Quý khách dễ hiểu nhất về quy trình xin giấy phép thành lập công ty vốn nước ngoài, Pham Do Law xin tư vấn quy trình đối với thành lập công ty có vốn nước ngoài đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Cam kết WTO và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết.
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
Trừ trường hợp xin chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Mục 2 Luật đầu tư và các trường hợp chưa đáp ứng điều kiện đầu tư nêu trên thì nhà đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chỉ mất 15 ngày.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Ban quản lý khu công nghiệp nếu dự án có địa chỉ tại các khu công nghiệp tại Việt Nam. Các dự án ngoài khu công nghiệp sẽ do Sở kế hoạch và đầu tư cấp phép.
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Sau khi xin cấp chứng nhận đăng ký đầu tư; nhà đầu tư phải tiếp tục xin chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là một thủ tục quan trọng để một doanh nghiệp được khai sinh một cách hợp pháp và có mã số thuế để thực hiện khai thuế và các thủ tục tuân thủ sau khi thành lập. Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.
Bước 3: Mở tài khoản đầu tư và góp vốn thực hiện dự án đầu tư
Sau khi có giấy IRC và ERC, nhà đầu tư nước ngoài cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại 1 ngân hàng tại Việt Nam để góp vốn theo đúng thời hạn đã quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Lưu ý:
- Tài khoản vốn này chỉ mở tại 1 ngân hàng duy nhất, việc mở tài khoản vốn đầu tư tại ngân hàng thứ 2 trở đi là không hợp lệ và có thể bị loại khoản thu vào công ty khi hoạch toán kế toán.
- Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không những dùng để góp vốn đầu tư mà còn dùng để thu lợi nhuận từ kết quả đầu tư để chuyển về nước, nhận thanh toán giá trị phần vốn góp do chuyển nhượng vốn hoặc cổ phần.
- Một số ngân hàng tại Việt Nam sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải có mặt tại ngân hàng khi làm thủ tục mở tài khoản.
Hồ sơ xin cấp phép thành lập công ty vốn nước ngoài đơn giản
Khi sử dụng dịch vụ của Pham Do Law, Quý khách chỉ cần quan tâm đến danh mục hồ sơ cần cung cấp cho chúng tôi. Còn lại chúng tôi sẽ soạn thảo biểu mẫu; giải trình theo đúng quy định pháp luật và trình cho quý khách ký. Tùy từng loại hình, ngành nghề và quốc tịch nhà đầu tư khác nhau. Mà sẽ có những hồ sơ cần cung cấp khác nhau. Nhưng cơ bản sẽ cần các loại giấy tờ sau:
1/ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- Đối với nhà đầu tư cá nhân: Bản sao có chứng thực hộ chiếu nước ngoài (nếu nhà đầu tư đang ở Việt Nam); hoặc Bản sao có hợp pháp hóa lãnh sự (nếu nhà đầu tư ở nước ngoài)
- Đối với nhà đầu tư là công ty nước ngoài: Bản hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư (có đầy đủ thông tin: mã số, ngày tháng năm thành lập, nơi cấp, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, địa chỉ); và Bản sao có chứng thực hộ chiếu nước ngoài (nếu đang ở Việt Nam); hoặc Bản sao có hợp pháp hóa lãnh sự (nếu đang ở nước ngoài) của người đại diện theo pháp luật của công ty nước ngoài.
2/ Bản sao có chứng thực hộ chiếu nước ngoài (nếu đang ở Việt Nam); hoặc Bản sao có hợp pháp hóa lãnh sự (nếu đang ở nước ngoài) của người đại diện theo ủy quyền của công ty nước ngoài (người quản lý và quyết định mọi vấn đề liên quan đến phần vốn góp của nhà đầu tư tại Việt Nam (nếu có)).
3/ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính
- Đối với cá nhân: Sao kê tài khoản ngân hàng với số tiền dư phải nhiều hơn; hoặc bằng số vốn đăng ký góp (Bản chính hoặc bản hợp pháp hóa lãnh sự)
- Đối với công ty nước ngoài: Báo cáo tài chính năm gần nhất; với số tài sản dư phải nhiều hơn hoặc bằng số vốn đăng ký góp (Bản hợp pháp hóa lãnh sự); hoặc Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty (tuy nhiên nhiều địa phương không chấp nhận giấy tờ này)
4/ Tài liệu chứng minh địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án; kèm Giấy tờ chứng mình quyền sở hữu của bên cho thuê; Hoặc biên bản ghi nhớ về việc Bên cho thuê đồng ý cho nhà đầu tư thuê địa điểm thực hiện dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép.
5/ Đối với các dự án có sử dụng công nghệ, quy trình máy móc thiết bị thì cần phải có cung cấp các tài liệu chứng minh công suất hoạt động và quy trình công nghệ. Trường hợp này Pham Do Law sẽ tư vấn cụ thể cho từng dự án.
Dịch vụ của Pham Do Law
Với hơn 4 năm kinh nghiêm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Pham Do Law đã thấu hiểu những vướng mắc của khách hàng trong từng giai đoạn đầu tư. Do đó chúng tôi đã cung cấp gói dịch vụ trọn gói. Không chỉ tư vấn và thực hiện thủ tục xin giấy phép đầu tư. Mà còn hỗ trợ khách hàng trong công tác chuẩn bị hồ sơ; giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí nhất có thể. Gồm:
– Tư vấn điều kiện và phương án đăng ký đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng;
– Triển khai dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và hợp pháp;
– Hỗ trợ hợp pháp hoá lãnh sự các giấy tờ pháp lý nước ngoài;
– Hỗ trợ dịch thuật công chứng các tài liệu nước ngoài;
– Hỗ trợ liên hệ ngân hàng và chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
– Hỗ trợ làm con dấu công ty;
– Hỗ trợ khai thuế ban đầu và đăng ký chữ ký số, hóa đơn điện tử. Nhằm để sẵn sàng cho mọi hoạt động tuân thủ pháp luật về thuế, kế toán cho khách hàng trong quá trình hoạt động.
– Tặng 3 tháng khai báo thuế kể từ ngày thành lập công ty. Giúp khách hàng thực hiện đúng lúc trong những ngày đầu chưa có nhân sự kế toán.
Với phương châm giúp Khách hàng “an tâm pháp lý, khởi nghiệp thành công”. PHAM DO LAW tự tin mang lại cho khách hàng quy trình nhanh chóng và hợp pháp.
Các vướng mắc pháp lý thường gặp
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tiền mặt có được không?
Theo quy định tại Thông tư 06/2019/TT-NHNN. Việc thực hiện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phải thông qua tài khoản vốn đầu tư mở tại 1 ngân hàng ở Việt Nam. Trường hợp Quý khách góp bằng tiền mặt sẽ không được ghi nhận là đã góp vốn hợp pháp. Và có thể bị phạt vì chưa góp vốn theo đúng quy định. Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 nếu vi phạm quy định này (Nghị định 122/2021/ND-CP).
Quy định về ngành kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam đối với công ty có vốn nước ngoài
Kinh doanh bán lẻ là hình thức rất phổ biến. Và nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn thực hiện ngành nghề này. Ngành kinh doanh bán lẻ cung không thuộc doanh mục ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài như nêu tại nguyên tắc trên. Tuy nhiên theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện hoạt động bán lẻ thì cần phải xin giấy phép kinh doanh (trường hợp bán online, không lập cơ sở bán lẻ) hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (nếu có lập cơ sở bán lẻ).
Nhà đầu tư nước ngoài có được cấp visa đầu tư không
Hiện nay có 4 loại Visa đầu tư cho người nước ngoài. Bao gồm Visa ĐT 1, ĐT2, ĐT3, ĐT4. Trong đó loại visa ĐT4 là loại visa phổ biến nhất trong thủ tục làm visa cho nhà đầu tư.
Visa đầu tư ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng. Thời hạn visa tối đa là 01 năm (12 tháng).
Visa đầu tư ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên; hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư; địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
Visa đầu tư ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng; hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
Visa đầu tư ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của PHAM DO LAW về Thành lập công ty vốn nước ngoài. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Luật sư Đỗ Thị Thu Hoài có hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý doanh nghiệp và các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh. Các lĩnh vực chuyên môn gồm:
– Luật Doanh nghiệp;
– Luật Đầu tư;
– Luật sở hữu trí tuệ;
– Luật lao động;
– Giải quyết tranh chấp về cổ đông, lao động, hợp đồng.