Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục xin giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh

Việt Nam là một nước được đánh giá cao trong việc giữ gìn và phát húy các truyền thông tốt đẹp của dân tộc.Trong đó, cứu chữa bệnh và tính mạng con người là một trong những hoạt động cao cả. Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh nhân dù là hoạt động không thu phí; nhưng vẫn phải thực hiện các thủ tục pháp lý để đảm bảo không vi phạm pháp luật. Đối với cơ sở thực hiện hoặc động này thì phải có giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh; hồ sơ và quy trình như thế nào? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật khám, chữa bệnh 2009
  • Nghị định 03/2011/NĐ-CP
  • Thông tư 30/2014/TT-BYT
  • Thông tư 41/2011/TT-BYT

Thế nào là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

Theo quy định pháp luật hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo; được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 30/2014/TT-BYT như sau:

“1. Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người bệnh.”

Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh

Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 giấy phép khám bệnh, chữa bệnh là:

5. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động).

Khi chủ thể thực hiện hoạt động này thuộc một trong những trường hợp theo điểm khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BYT có hình thưc khám bệnh chữa bệnh nhân đạo là cơ sở. Những cơ sở thực hiện khám chữa bệnh nhân đạo phải có giấy phép này.

Những cơ sở khám chữa bệnh nào được cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BYT; những cơ sở bao gồm:

Điều 3. Hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:

a) Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;

b) Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền;

c) Nhà hộ sinh;

d) Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm;

đ) Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

giay-phep-hoat-dong-kham-benh-chua-benh-nhan-dao-doi-voi-co-so-kham-benh-chua-benh

Điều kiện để được cấp giấy phép

Hiện nay, Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung Thông tư 41/2011/TT-BYT; quy định về điều kiện để cơ sở  được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo. Đối với mỗi hình thức của từng loại cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BYT yêu cầu về điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, từng loại cơ sở đều phải đáp ứng yêu cầu chung về các tiêu chí sau:

  1. Điều kiện về cơ sở vật chất
  2. Điều kiện về trang thiết bị y tế
  3. Điều kiện về nhân sự
  4. Điều kiện về phạm vi chuyên môn

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở như sau:

1/ Đơn đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 Thông tư số 41/2015/TT-BYT; sửa đổi bổ sung Phụ lục 13 Thông tư 41/2011/TT-BYT.

Lưu ý: Dùng mẫu của Phụ lục 13 Thông tư 41/2015/TT-BYT đã được sửa đổi bổ sung, không dùng mẫu ở Phụ lục 41/2011/TT-BYT.

2/ Quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu của nhà nước; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu có vốn đầu tư nước ngoài (Bản sao có Chứng thực).

3/ Chứng chỉ hành nghề của tất cả những người hành nghề (Bản sao có chứng thực).

4/ Danh sách những người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu tại Phụ lục 6- Thông tư 41/2011/TT-BYT).

5/ Dự kiến về phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham khảo danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành; từ đó đề xuất về phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục các kỹ thuật dự kiến thực hiện.

6/ Hợp đồng vận chuyển người bệnh trường hợp bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu (Bản sao có chứng thực).

7/ Bản kê khai, thuyết minh cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu tại Phụ lục 14 Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung Phụ lục 14 Thông tư 41/2011/TT-BYT).

8/ Hồ sơ nhân sự của những người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở; nhưng không phải là đối tượng phải cấp chứng chỉ hành nghề.

9/ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất; trang thiết bị y tế, nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong những hình thức tổ chức tại Mục 1 Chương III – Thông tư 41/2011/TT-BYT.

10/ Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện Nhà nước phải thực hiện theo mẫu của Quyết định số 5571/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 15 – Thông tư 41/2011/TT-BYT; và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện.

11/ Tài liệu chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho những hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

Quy trình cấp giấy phép

Thẩm quyền cấp

Đối với cơ sở thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo; thẩm quyền cấp phép là Bộ Y Tế căn cứ theo Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; Điều 8 Thông tư 30/2014/TT-BYT; Điều 38 Thông tư 41/2011/TT-BYT.

Trình tự cấp

Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khám bệnh; chữa bệnh nhân đạo đến Bộ Y tế.

Bước 2: Cục Quản lý khám; chữa bệnh sẽ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị.

Bước 3: Trong 90 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Quản lý khám; chữa bệnh sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và tiến hành thẩm định tại cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động:

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: trong 10 ngày làm việc, từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; Cục Quản lý khám; chữa bệnh sẽ có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ bổ sung hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: Cục Quản lý khám; chữa bệnh thành lập đoàn thẩm định và tiến hành việc thẩm định tại cơ sở khám bệnh; chữa bệnh để cấp giấy phép.

– Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động; Bộ Y tế sẽ  có văn bản trả lời và nêu lý do.

Cách thức nộp hồ sơ

– Nộp qua đường bưu điện đến Cục quản lý khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế.

– Nộp trực tiếp tại Cục quản lý khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế.

Phí và lệ phí

Không tốn phí và lệ phí

Thời hạn giải quyết

90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đày đủ hồ sơ hợp lệ

Câu hỏi pháp lý thường gặp

1/ Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thể dùng cho cá nhân thực hiện khám, chữa bệnh nhân đạo không?

Hồ sơ xin cấp giấy phép khám chữa bệnh nhân đạo đối tượng xin cấp là cá nhân; được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BYT:

“2. Hồ sơ đề nghị cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo như sau:

a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

c) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi cá nhân trong nước, nước ngoài dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

đ) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.”

Như vậy, hồ sơ xin cấp giấy phép này đối với cá nhân; được thực hiện như đã trình bày phía trên. Hồ sơ xin cấp giấy phép này đối với cá nhân; khác với hồ sơ xin cấp giấy phép đối với bệnh viện; đối với cá nhân hồ sơ đơn giản và ít hơn.

2/ Khi nào thì giấy phép này hết thời hạn?

Pháp luật hiện không quy định về thời hạn của giấy phép khám; chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở. Do đó, giấy phép này sẽ không bị hết thời hạn.

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với phòng khám chuẩn đoán hình ảnh

Dịch vụ của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. 1/ Chứng chỉ hành nghề của nhân sự
  2. 2/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với loại hình cơ sở tư nhân)

Phạm vi công việc

  1. Nhận tài liệu quý khách cung cấp.
  2. Lập hồ sơ hoàn chỉnh đúng quy định.
  3. Trình khách hàng ký trong thời gian nhanh nhất.
  4. Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện; chúng tôi sẽ gửi đến cơ quan nhà nước phù hợp.
  5. Gửi kết quả cho quý khách.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục xin giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340