Thủ tục xin giấy phép triển lãm hội chợ xuất bản phẩm
Việc tổ chức hội chợ sách, hội sách, triển lãm tranh, ảnh hay các tác phẩm nghệ thuật khác dưới hình thức xuất bản phẩm bắt buộc phải xin giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm. Trình tự thủ tục xin cấp phép và cần lưu ý những gì khi cấp phép, Pham Do Law sẽ tư vấn đầy đủ cho Quý khách dưới đây.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
- Luật Xuất bản ngày 20/11/2012;
- Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;
- Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP.
Điều kiện tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm
Có giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm là điều kiện bắt buộc để được tổ chức triển lãm tranh, ảnh hay mở hội chợ sách. Việc triển lãm, hội chợ này có thể nhằm mục đích thương mại hoặc phi thương mại. Xuất bản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm không được vi phạm các quy định sau:
- Có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật xuất bản;
- Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ không có nguồn gốc hợp pháp;
- Xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
Thủ tục xin giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm
Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm (Mẫu số 33 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT);
- Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ (Mẫu số 34 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT).
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin cấp phép thì nộp hồ sơ ở Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, mà cụ thể là Sở Thông tin và Truyền thông.
Quy trình và thời gian cấp giấy phép
Cách thức nộp hồ sơ
- Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền;
- Nộp qua hệ thống bưu chính.
Thời gian: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trách nhiệm của người tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 44 Luật xuất bản thì người tổ chức hội chợ, triển lãm xuất bản phẩm có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép;
- Kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ;
- Không được đưa vào triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật xuât bản; xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm đưa vào triển lãm, hội chợ và hoạt động tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.
Các vi phạm pháp luật liên quan cần tránh
- Không thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);
- Không kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);
- Đưa vào triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện nguồn gốc hợp pháp đối với từng tên xuất bản phẩm (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);
- Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm tại Việt Nam nhưng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép (Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng).
Quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 29 Nghị định 119/2020/NĐ-CP
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của PHAMDOLAW về thủ tục xin giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm.