Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh là câu hỏi mà nhiều bạn chuẩn bị khởi nghiệp hỏi Luật Phạm Đỗ. Do đó, chúng tôi đã so sánh chi tiết về 2 loại hình kinh doanh này để bạn có cái nhìn tổng quát nhất và đưa ra lựa chọn để khởi nghiệp.

I. Khái quát về công ty và hộ kinh doanh

1. Công ty là gì? 

Theo Luật doanh nghiệp thì công ty được gọi là doanh nghiệp và được định nghĩa là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

2. Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh (Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

II. So sánh nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

1. Về tư cách pháp nhân

Công ty Hộ kinh doanh
Có tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân
Có con dấu pháp nhân Không có con dấu
Được mở tài khoản ngân hàng Không được mở tài khoản ngân hàng mà phải sử dụng tài khoản cá nhân
Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần tài sản đó Không có tài sản riêng, chủ hộ kinh doanh phải lấy tài sản của cá nhân mình để chịu trách nhiệm
Pháp nhân vẫn tồn tại khi chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty chết/mất tích Nếu chủ hộ kinh doanh chết/mất tích thì hộ kinh doanh cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động
Các khoản nợ được thanh toán trong phạm vi phần tài sản của công ty Chủ hộ kinh doanh phải lấy tài sản riêng của mình để trả nợ, nếu chủ hộ kinh doanh chết hoặc mất tích thì người thừa kế chỉ được thừa kế tài sản nếu trả hết nợ.

2. Quy mô kinh doanh

Công ty Hộ kinh doanh
Quy mô nhỏ hay lớn đều được Quy mô nhỏ, dưới 10 lao động

3. Vốn đầu tư

Công ty Hộ kinh doanh
Không giới hạn vốn tối đa hoặc tối thiểu, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà công ty sẽ đăng ký số vốn cho phù hợp. Trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc về số vốn. Không giới hạn vốn tối đa hoặc tối thiểu, nhưng thường vốn cho hộ kinh doanh rất thấp.
Có thể huy động thêm vốn bằng cách tăng vốn, tiếp nhận thêm thành viên mới, phát hành và chào bán thêm cổ phần, vay bên thứ ba. Không được huy động vốn dưới mọi hình thức.

4. Người đại diện theo pháp luật

Công ty Hộ kinh doanh
Có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật Chỉ có duy nhất chủ hộ kinh doanh là người đại diện

5. Số lượng công ty, hộ kinh doanh được phép mở

Công ty Hộ kinh doanh
Có thể mở nhiều công ty. Chỉ được mở 1 hộ kinh doanh.
Có thể mở nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Được phép mở nhiều điểm kinh doanh nhưng phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại (Khoản 2, điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP). Nhưng thực tế quy định này vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể nên rất khó có thể mở điểm kinh doanh này).
Có thể mở chi nhánh, VPDD, địa điểm kinh doanh khác tỉnh. Mỗi quận/huyện chỉ được mở 1 hộ kinh doanh và không mở được hộ kinh doanh khác quận/huyện và tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

6. Ngành nghề kinh doanh

Công ty Hộ kinh doanh
Được kinh doanh tất cả các ngành nghề không bị cấm. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đáp ứng các điều kiện cần và đủ thì mới được phép hoạt động. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động (Khoản 2, điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP). Nhưng thực tế thì tùy từng địa phương mà hộ kinh doanh mới được đăng ký ngành nghề hoạt động. Thường chỉ được cho phép các ngành như (bán buôn, bán lẻ, sản xuất quy mô nhỏ các mặt hàng không có điều kiện, dịch vụ ăn uống, dịch vụ nail, tóc…)

7. Lao động

Công ty Hộ kinh doanh
Không giới hạn số lượng lao động Dưới 10 lao động
Phải khai báo, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nộp thay thuế TNCN cho người lao động Không bắt buộc phải khai báo và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế TNCN cho người lao động

8. Thủ tục thành lập

Công ty Hộ kinh doanh
Khá phức tạp Đơn giản
Nộp cho sở kế hoạch và đầu tư Nộp cho UBND quận/ huyện

9. Nghĩa vụ thuế

Công ty Hộ kinh doanh
Thuế môn bài (2.000.000đ – 3.000.000đ/năm) Thuế môn bài (300.000đ – 1.000.000đ/năm)
Thuế GTGT, Thuế TNDN Thuế khoán gồm thuế TNCN (khoảng 0,5%-5% doanh thu của hộ kinh doanh và GTGT (khoảng từ 1%-5% doanh thu của hộ kinh doanh).
Tính thuế dựa trên lợi nhuận của công ty. Cân đối, sau khi trừ đi các chi phí mới tính thuế. Doanh thu được xác định bởi cán bộ quản lý thuế, dựa trên các chi phí của hộ kinh doanh như: thuê mặt bằng, thuê nhân viên, vốn mua hàng hóa, mang tính cảm tính cá nhân nhiều hơn.
Thu thuế GTGT theo quý hoặc tháng

Thuế TNDN theo năm tài chính

Thu thuế GTGT và TNCN theo tháng
Được suất hóa đơn GTGT khấu trừ Không được xuất hóa đơn GTGT khấu trừ thuế

>> Xem thêm: Thuế khoán hộ kinh doanh – Cách tính thuế khoán mới nhất 2021

10. Chi phí duy trì hoạt động

Các chi phí tối thiểu mà Công ty và hộ kinh doanh phải chi phí hằng năm để có thể duy trì công ty đúng luật.

Công ty Hộ kinh doanh
Thuế môn bài (2.000.000đ – 3.000.000đ/năm) Thuế môn bài (300.000đ – 1.000.000đ/năm)
Thuế GTGT: Có thể khấu từ cho hóa đơn đầu vào rồi nộp lại cho cơ quan thuế

VD: Tháng 4/2021, công ty có tổng chi phí là 5.000.000đ, thuế GTGT là 500.000đ. Công ty bán hàng tổng là 6.000.000đ, thuế GTGT là 600.000đ.

Vậy: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào = 600.000đ – 500.000đ = 100.000đ

Thuế TNDN= 20% lợi nhuận cuối năm của doanh nghiệp

Thuế khoán gồm thuế TNCN (khoảng 0,5%-5% doanh thu của hộ kinh doanh và GTGT (khoảng từ 1%-5% doanh thu của hộ kinh doanh).
Phí mua chữ ký số (khoảng 1.000.000đ/năm) Không cần thiết
Mua hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử (khoảng 1.000.000đ/300 số) Mua hóa đơn bán lẻ bên thuế (khoảng 500.000đ/cuốn 100 hóa đơn)
Thuê kế toán khai thuế (Tối thiểu 500.000đ/tháng nếu không phát sinh hóa đơn, nếu có phát sinh hóa đơn thì tùy số lượng mà có mức phí phù hợp) Không cần thuê kế toán vì cán bộ thuế sẽ xuống tận nơi đưa phiếu thu và thu thuế hằng tháng

Theo quan điểm của Luật Phạm Đỗ thì nếu bạn khởi nghiệp với doanh thu hằng năm khoảng từ 100 – 500 tr thì nên lập hộ kinh doanh vì với mức doanh thu đó thì thuế bạn đóng hằng tháng sẽ thấp hơn lập công ty. Lập công ty tuy rằng nhiều loại chi phí hơn, nhưng yên tâm là nếu tất cả các chi phí đó đều có chứng từ, hóa đơn hợp lệ thì bạn sẽ được khấu trừ thuế. Nếu tháng/quý/năm này chi phí nhiều hơn doanh thu thì thuế còn lại sau khi khấu trừ sẽ được chuyển cho tháng/quý/năm sau. Vậy bạn có thể yên tâm nếu khởi nghiệp ban đầu chi phí nhiều, chưa có lợi nhuận thì không phải đóng thuế TNDN, đến khi nào có lợi nhuận thì bạn mới phải đóng thuế (chưa kể một số ngành nghề được miễn giảm thuế như sản xuất phần mềm, công ty công nghệ… Còn nếu là hộ kinh doanh, luật thuế sẽ không quan tâm bạn có lợi nhuận hay không, họ vẫn sẽ thu mức thuế đã áp dụng cho bạn dựa trên doanh thu kể từ ngày được thành lập.

11. Thủ tục giải thể

Công ty Hộ kinh doanh
Phải đợi quyết toán thuế, công bố giải thể rồi mới nộp hồ sơ xin giải thể.

Trong đó, khi quyết toán thuế bạn phải nộp hết số tiền thuế còn nợ, tiền phạt nếu có sai phạm. Thời gian thực tế giải thể công ty hiện nay rất lâu

Rất đơn giản, bạn chỉ cần nộp đơn xin chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh. Trả lại giấy phép hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế, nộp thuế của những tháng cuối cùng nếu bạn chưa nộp. Thời gian giải thể chỉ trong vòng 1 tuần.

>> Xem thêm: Hộ kinh doanh là gì? Các quy định pháp luật mới nhất về hộ kinh doanh

Trên đây là những phân tích, so sánh cụ thể để trả lời cho câu hỏi của bạn là nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Để đưa ra quyết định chính xác, Luật Phạm Đỗ khuyên bạn nên lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, tiên liệu trước các chi phí cơ bản để duy trì công ty hoặc hộ kinh doanh. Từ đó đưa ra lựa chọn sáng suốt, khởi nghiệp thành công.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340