Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Cách đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập như nào?

Gần đây, việc giúp đỡ, hỗ trợ cho những người neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn đang có dấu hiệu biến tướng, lợi dụng để đánh bóng tên tuổi và thu lợi cá nhân. Trang bị kiến thức về đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập cũng giúp chúng ta bảo vệ mình khỏi những hành động tư lợi đó. Vậy thủ tục này được tiến hành như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết của Pham Do Law.

Quy định về cơ sở trợ giúp xã hội

Cơ sở trợ giúp xã hội là gì?

Cơ sở trợ giúp xã hội là tổ chức có chức năng hỗ trợ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội như: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già neo đơn, người khuyết tật.

Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.

Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội

  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
  • Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
  • Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

1. Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp

a) Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;

b) Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác;

c) Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại.

2. Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.

3. Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.

Và các nhiệm vụ khác được quy định cụ thể tại Điều 7 NĐ 103/2017/NĐ-CP

Kinh phí

Kinh phí của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập bao gồm:

  • Nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội;
  • Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
  • Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyện;
  • Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
  • Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội.

Quản lý tài chính, tài sản

  1. Cơ sở thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của pháp luật.
  2. Việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí phải thực hiện công khai, minh bạch và theo Quy chế hoạt động, Quy chế chi tiêu của cơ sở.
  3. Cơ sở có trách nhiệm báo cáo kết quả tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật.
    • Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập cần nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
    • Báo cáo tài chính quý (hay Báo cáo tài chính giữa niên độ: cần nộp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

Quyền thành lập và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

Theo Điều 14 Nghị định 103/2017/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập.

Tổ chức, cá nhân tự kê khai hồ sơ đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở.

Xem thêm: Giấy phép thành lập nhóm trẻ

Thủ tục đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

Bước 1: Đăng ký thành lập

Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân

Điều kiện thành lập

– Cơ sở có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện: Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của cơ sở khác đã được đăng ký trước đó; không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ theo quy định.

Hồ sơ

  1. Tờ khai đăng ký thành lập.
  2. Phương án thành lập cơ sở.
  3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở.
  4. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
  5. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
  6. Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Thẻ CCCD hoặc CMND của sáng lập viên. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, văn bản ủy quyền cho người đại diện, CCCD hoặc CMND của người được ủy quyền đối với sáng lập viên là tổ chức. Hộ chiếu đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài
    • Sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Thẩm quyền

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thời gian thực hiện

05 ngày làm việc

Bước 2: Đăng ký hoạt động 

Sau khi đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập chưa được phép hoạt động ngay mà còn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động. Phải thực hiện đăng ký hoạt động trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cho phép thành lập.

Đối tượng thực hiện

Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập đã thực hiện thủ tục thành lập và đáp ứng được các điều kiện để đi vào hoạt động.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động

  1. Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập (đã làm bước 1); hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  2. Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội; và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
  3. Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.
  4. Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực như sau:

Về môi trường

Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.

Về cơ sở vật chất

  • Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.
  • Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
  • Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
  • Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

Hồ sơ

  • Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động
  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Thời gian thực hiện

05 ngày làm việc

Quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

Bổ sung Điều 16 Nghị định 103/2017/NĐ-CP

Lãnh đạo cơ sở trợ giúp xã hội gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc

Cơ cấu tổ chức được xác định theo các nhóm công việc cơ bản sau:

  • Hành chính – Tổng hợp;
  • Công tác xã hội và phát triển cộng đồng;
  • Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn;
  • Y tế – Phục hồi chức năng;
  • Các phòng, khoa hoặc bộ phận có tên gọi khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

Một số lưu ý khi thành lập cơ sở hỗ trợ xã hội ngoài công lập

Người nước ngoài có quyền thành lập cơ sở trợ giúp xã hội không?

Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định: tổ chức, cá nhân có quyền thành lập cơ sở trợ giúp xã hội. Có thể thấy, quy định này không giới hạn quyền của cá nhân nước ngoài. Vậy người nước ngoài vẫn được thành lập cơ sở trợ giúp xã hội.

Trường hợp nào không phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập?

Cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; hoặc cơ sở được thành lập theo quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động mà không đăng ký thành lập/không có giấy phép mức phạt là bao nhiêu?

Hoạt động mà không đăng ký thành lập/không có giấy phép bị xử phạt 15 – 20 triệu đồng

Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất sai mục đích xử phạt như thế nào?

Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất sai mục đích sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu.

Trên đây là ý kiến của Pham Do Law về Đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340