Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thành lập công ty lữ hành quốc tế

Song song với việc phát triển ngành du lịch nội địa, vốn là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều tỉnh thành phố. Việc phát triển du lịch quốc tế ngày càng trở nên thịnh hành. Trong những dịp lễ tết và cuối năm, nhiều người chọn du lịch ra nước ngoài như một hình thức trải nghiệm mới. Nắm được nhu cầu đó, các công ty du lịch quốc tế ra đời ngày một nhiều. Và không ngừng phát triển mạnh. Vậy công ty du lịch quốc tế được thành lập công ty lữ hành quốc tế như thế nào? Quy trình có phức tạp không? PHAM DO LAW với kinh nghiệm pháp lý của mình trong lĩnh vực này xin được chia sẻ với quý khách hàng qua bài viết dưới đây.

Nội dung

Điều kiện thành lập công ty lữ hành quốc tế

Thành lập công ty lữ hành quốc tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2020. Như vậy, công ty lữ hành quốc tế cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Công ty lữ hành quốc tế được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp

Như vậy, Công ty lữ hành quốc tế là pháp nhân và được thành lập theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020. Như vậy công ty kinh doanh dịch vụ này không bị giới hạn loại hình doanh nghiệp. Công ty lữ hành quốc tế có thể là công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên; công ty Cổ phần. Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có thể được thành lập dưới hình thức Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn không hạn chế. Và được phép cung cấp dịch vụ du lịch dưới hình thức liên doanh.

Thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng

Về việc ký quỹ, tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:

1/ Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

2/ Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch tại Việt Nam ra nước ngoài là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

3/ Doanh nghiệp kinh doanh cả 2 dịch vụ trên thì mức ký quỹ là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

Điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Người phụ trách việc kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải có chứng chỉ trung cấp trở lên. Thuộc chuyên ngành đào tạo về lữ hành. Trường hợp tốt nghiệp các chứng chỉ khác ngoài ngành lữ hành. Người đó phải có chứng chỉ nghiệp vụ về điều hành du lịch quốc tế. Tại Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL quy định các chuyên ngành sau đây được xem là chuyên ngành lữ hành: 

1/ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
2/ Quản trị lữ hành;
3/ Điều hành tour du lịch;
4/ Marketing du lịch;
5/ Du lịch;
6/ Du lịch lữ hành;
7/ Quản lý và kinh doanh du lịch;
8/ Quản trị du lịch MICE;
9/ Đại lý lữ hành;
10/ Hướng dẫn du lịch;

Lưu ý:

Thứ nhất, các ngành; nghề; chuyên ngành được đào tạo phải có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”; “lữ hành”; “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam; hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Thứ hai, trường hợp chứng chỉ đào tạo không thể hiện các ngành; nghề; hoặc chuyên chuyên ngành như trên. người phụ trách kinh doanh bổ sung bảng điểm tốt nghiệp. Hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’

Thứ ba, đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp. Việc công nhận các văn bằng thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục; và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều kiện về nhân sự

1/ Để thành lập công ty lữ hành quốc tế, về nhân sự cần tối thiểu 3 hướng dẫn viên du lịch có thẻ hướng dẫn viên du lịch lữ hành quốc tế.

2/ Chủ sở hữu doanh nghiệp lữ hành quốc tế; Người trực tiếp điều hành công ty phải có bằng cấp tối thiểu cao đẳng trở lên đối với các ngành nghề liên quan đến lữ hành quốc tế. Quy định chi về ngành nghề lữ hành quốc tế được giống với quy định người phụ trách kinh doanh. Có tối thiểu là 4 năm kinh nghiệm trong việc điều hành dịch vụ lữ hành.

Điều kiện đối với công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

1/ Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam phải có quốc tịch thuộc các nước trong WTO; hoặc các quốc mà Việt Nam ký kết các điều ước quốc tế.

2/ Công ty lữ hành quốc tế FDI chỉ được thực hiện đưa khách du lịch vào Việt Nam; hoặc thực hiện dịch vụ lữ hành nội địa đối với khách du lịch tại Việt Nam như một phần dịch vụ đưa khách du lịch vào Việt Nam.

3/ Hướng dẫn viên trong công ty du lịch FDI là công dân Việt Nam.

Quy trình thành lập công ty lữ hành quốc tế

Bước 1: Thành lập công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư

Để thành lập công ty Công ty lữ hành quốc tế, trước hết quý khách hàng cần lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Sau đây là mã ngành nghề kinh doanh công ty lữ hành quốc tế:

1/ Điều hành tua du lịch. kinh doanh doanh lữ hành quốc tế quốc tế. Mã ngành nghề 7912

2/ Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại. Mã ngành nghề 8230

3/ Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Mã ngành nghề 5510

4/ Vận tải hành khách đường bộ khác. Mã ngành nghề 4932

5/ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải . Mã ngành nghề 5229

6/ Đại lý du lịch. Mã ngành nghề 7911

7/ Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch. Mã ngàng nghề 7920

Để thành lập công ty lữ hành quốc tế thì cần lưu ý điều kiện về vốn. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải đảm bảo về vốn ký quỹ theo quy định. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ; và cung cấp giấy xác minh vốn ký quỹ cho Sở KH & ĐT khi đăng ký kinh doanh.

Sau khi đã lựa chọn mã ngành nghề và thực hiện ký quỹ, khách hàng tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuỳ theo số vốn điều lệ mà PHAM DO LAW sẽ tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Chi tiết về hồ sơ và quy trình thành lập quý khách vui lòng xem tại: Thủ tục thành lập công ty – Nhanh và dễ dàng, Video hướng dẫn chi tiết

Bước 2: Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Như đã nêu trên, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, sau khi được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Công ty kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Cơ quan có thẩm quyền

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là Tổng cục du lịch. Thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.

Địa chỉ: 80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Email: contact@vietnamtourism.gov.vn

Trình tự cấp phép

Doanh nghiệp sau khi đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại Tổng cục Du lịch.

Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Lưu ý, thời gian đã nêu bao gồm thời gian sửa chữa, bổ sung hồ sơ. Tổng Cục Du lịch tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Đồng thời, cơ quan này sẽ có thông báo đến cơ quan chuyên môn về Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Trong trường hợp từ chối, doanh nghiệp đề nghị cấp phép sẽ nhận được văn bản trả lời của Tổng Cục Du lịch. Trong văn bản sẽ nêu rõ lý do từ chối cấp phép.

Cách thức nộp hồ sơ

Để nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đến Tổng Cục Du lịch. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ theo ba (03) cách sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Địa chỉ: Số 20, ngõ 2, Hoa Lư, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Thứ hai, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch theo trình tự như sau:

1/ Truy cập địa chỉ: https://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/ 

2/ Người nộp hồ sơ tiến hành đăng ký tài khoản. Nếu người nộp hồ sơ là tổ chức thì ấn vào ô tổ chức. Nếu người nộp hồ sơ là cá nhân thì ấn vào ô cá nhân. Sau đó điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Trong trường hợp đã có tài khoản, người nộp tiến hành đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký trước đó.

3/ Người nộp chọn vào ô Tổng cục Du lịch ⇒ Tìm kiếm mục “Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế” (Mức độ 4) ⇒ Nộp hồ sơ

4/ Người nộp tải các files hồ sơ theo yêu cầu và ấn vào “Nộp hồ sơ”. Trong trường hợp nộp thành công công, người nộp sẽ nhận được thông báo “Nộp hồ sơ thành công” và chờ đợi kết quả,

Thứ ba, doanh nghiệp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Trên bì thư phần người gửi ghi rõ tên doanh nghiệp; địa chỉ; số điện thoại và email; kèm nội dung: “Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế”. Phần người nhận ghi: Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch. Địa chỉ: 80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lệ phí

Lệ phí cấp giấy phép là 3.000.000 đồng/giấy phép.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chuẩn bị một (01) bộ hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL

(2) Bản sao có chứng thực các giấy phép sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu thuộc trường hợp xin cấp chứng nhận đầu tư);

(3) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;

(4) Bản sao có chứng thực các loại bằng cấp, chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc

– Bằng tốt nghiệp chuyên ngành khác và chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. (áp dụng đối với người tốt nghiệp chuyên ngành khác);

Lưu ý: Hiện nay giữa Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL và Hướng dẫn của Bộ VHTTDL có sự khác nhau giữa bằng trung cấp và cao đẳng. Do đó, người phụ trách kính doanh dịch vụ lữ hành phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên. Nếu không đáp ứng yêu cầu này, hồ sơ nộp sẽ bị Tổng cục Du lịch từ chối cấp phép.

(5) Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ sau:

– Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc

– Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Phạm vi hoạt động lữ hành quốc tế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là dịch vụ nhằm mục đích phục vụ khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. Và ở chiều ngược lại, dịch vụ này phục vụ khách du lịch tại Việt Nam ra quốc tế.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được phép kinh doanh lữ hành nội địa. Tuy nhiên, như đã nêu ở mục điều kiện đối với doanh nghiệp có vốn FDI. Phạm vi hoạt động của dịch vụ đối với doanh nghiệp này bị giới hạn. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế FDI chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam. Hoặc thực hiện dịch vụ lữ hành nội địa đối với khách du lịch tại Việt Nam như một phần dịch vụ đưa khách du lịch vào Việt Nam.

Hoạt động lữ hành quốc tế nhìn chung rộng hơn hoạt động lữ hành nội địa. Để biết thêm chi tiết về phạm vi cũng như thủ tục hoạt động của doanh nghiệp lữ hành nội địa. Vui lòng xem thêm bài viết: Thành lập công ty lữ hành nội địa

Một số lưu ý cần biết

Chọn ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao để làm thủ tục ký quỹ

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được phép chọn ngân hàng để làm thủ tục ký quỹ. Tuy nhiên việc ký quỹ của doanh nghiệp chỉ được thực hiện tại các ngân hàng sau đây:

– Thứ nhất là ngân hàng thương mại Việt Nam;

– Thứ hai là ngân hàng hợp tác xã Việt Nam; hoặc

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Cũng như doanh nghiệp lữ hành nội địa, công ty lữ hành quốc tế được hưởng lãi suất ký quỹ. Pháp luật cho phép Công ty lữ hành và ngân hàng ký quỹ được thoả thuận về lãi suất theo quy định. Việc thoả thuận này có thể lập thành văn bản dưới hình thức hợp đồng ký quỹ.

Vì thế, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp. PHAM DO LAW khuyên doanh nghiêp lữ hành quốc tế nên chọn những ngân hàng có lãi suất ký quỹ cao để thực hiện thủ tục ký quỹ. Việc này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhanh hơn. Cũng như giảm thiểu các rủi ro trong trường hợp phải giải toả tạm thời tài khoản ký quỹ.

Doanh nghiệp có được rút khoản tiền đã ký quỹ không?

Theo quy định của Pháp luật hiện nay, doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải có trách nhiệm duy trì khoản tiền ký quỹ trong thời gian hoạt động. Vì thế, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không được rút khoản tiền đã ký quỹ. Trừ một số trường hợp sau:

– Thứ nhất, trường hợp khách du lịch bị chết; bị tai nạn; rủi ro; bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú; hoặc điều trị khẩn cấp. Và doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời.

Lúc này, doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải làm văn bản và gửi đến Tổng Cục du lịch đề nghị giải toả tạm thời tài khoản ký quỹ. Thời gian xem xét và giải quyết là 48 giờ. Doanh nghiệp phải bổ sung lại khoản tiền đã rút bằng với mức ký quỹ lúc đầu trong 30 ngày. Tính từ ngày giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ. Nếu doanh nghiệp không bổ sung đầy đủ, ngân hàng sẽ có văn bản gửi đến Tổng Cục Du lịch để có biện pháp xử lý.

– Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp bị từ chối cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; hoặc đổi ngân hàng ký quỹ. Nhưng phải có thông báo bằng văn bản của Tổng Cục Du lịch.

– Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Và có thông báo bằng văn bản của Tổng cục Du lịch.

Tiêu chuẩn đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Theo quy định của Luật Du lịch 2017 hướng dẫn viên du lịch quốc tế đượchướng dẫn cho khách du lịch nội địa; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc; và đưa khách du lịch ra nước ngoài. Như vậy, hướng dẫn viên du lịch quốc tế có tầm hoạt động rộng hơn hướng dẫn viên du lịch nội địa. Chính vì vậy, các yêu cầu của hướng dẫn viên du lịch quốc tế cũng có sự khác biệt so với hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế

1/ Có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Và thẻ hướng dẫn viên du lịch phải còn trong thời hạn (05 kể từ ngày cấp)

2/ Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch; hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

1/ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. Người có nhiều quốc tịch nhưng trong đó có quốc tịch Việt Nam đều được công nhận.

2/ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

3/ Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

4/ Phải sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.

Tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với hướng dẫn viên nước ngoài

Để đáp ứng điều kiện sử dụng thành tạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề. Tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL có quy định như sau:

1/ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ. Trình độ từ cao đẳng trở lên;

2/ Có bằng tốt nghiệp theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài đối với lĩnh vực lữ hành. Trình độ từ cao đẳng trở lên;

3/ Có bằng tốt nghiệp ở nước ngoài chuyên ngành về lữ hành. Trình độ từ cao đẳng trở lên;

d) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm. Đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.

Công ty lữ hành có thể kết hợp dịch vụ vận tải khách du lịch

Công ty lữ hành quốc tế có thể kết hợp dịch vụ vận tải khách du lịch theo hai hình thức sau đây:

– Thứ nhất, công ty lữ hành quốc tế và công ty vận tải du lịch có thể kết hợp với nhau bằng hợp đồng theo hành trình; tuyến đường phù hợp.

– Thứ hai, công ty lữ hành quốc tế đồng thời là kinh doanh vận tải khách du lịch. Hiện nay, pháp luật không cấm sự kết hợp giữa hai loại hình này. Nhưng phải đáp ứng các điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải quy định. Xem Thông tư 42/2017/TT-BGTVT.

Thực tế công ty lữ hành quốc tế sẽ kết hợp dịch vụ vận tải khách du lịch theo hình thức thứ nhất. Có hai nguyên nhân cho vấn đề này:

– Thực tiễn chỉ ra, các công ty lữ hành quốc tế không có vốn FDI không đủ nguồn nhân để khai thác dịch vụ vận tải. Đặc biệt là vận tải đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, vận tải hành khách qua biên giới bằng đường bộ.

– Nhà Đầu tư nước ngoài liên doanh thực hiện dự án đầu tư dưới hình thức liên doanh. Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài theo CPTPP; WTO đối với dịch vụ vận tải khách du lịch không được quá 49%. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế FDI sẽ thành lập một công ty con chuyên về vận tải khách du lịch.

Thủ tục khi đưa khách du lịch qua biên giới bằng được bộ

Điều kiện đối với phương tiện vận tải

Phương tiện Việt Nam và nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới phải có các loại giấy tờ sau:

1/ Giấy đăng ký phương tiện. Do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cấp.

2/ Giấy phép liên vận, giấy phép vận tải;

3/ Giấy phép vận chuyển hành khách

4/ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

5/ Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ phương tiện;

6/ Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện đối với khách du lịch

Đối với khách du lịch là Công dân Việt Nam. Công ty lữ hành quốc tế hướng dẫn khách du lịch chuẩn bị sẵn các giấy tờ gồm: Hộ chiếu; giấy thông hành; tờ khai hải quan; căn cước công dân/chứng minh nhân dân (áp dụng đối với cửa khẩu hải quan Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)

Đối với khách du lịch nước ngoài: Ngoài các giấy tờ nêu trên, khách nước ngoài cần phải có thị thực do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

Đối với người điều khiển phương tiện: Ngoài các loại giấy tờ đã nêu; người điều khiển phương tiên phải có giấy phép điều khiển phương tiện.

Thực hiện thủ tục hải quan đối với ô tô xuất, nhập cảnh

Khi di chuyển đến của khẩu, phương tiện vận tải khách du lịch phải thực hiện thủ tục hải quan xuất, nhập cảnh. Người khai hải quan cần xuất trình

1/ Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản chính)

2/ Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô nước ngoài tạm xuất/nhập (bản chính);

3/ Danh sách hành khách  (01 bản chính)

d) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất: Xuất trình bản chính; hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất – tái nhập có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính.

Công ty lữ hành quốc tế có bao gồm hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không?

Như đã nêu ở phần phạm vi hoạt động của Công ty lữ hành quốc tế. Công ty hoạt động lữ hành quốc tế nếu không có vốn đầu tư FDI được phép hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. Do đó, Công ty này được chỉ cần xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế mà không cần xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

Đối với Công ty lữ hành quốc tế có vốn FDI thì chỉ được thực hiện dịch vụ lữ hành nội địa đối với khách du lịch tại Việt Nam như một phần dịch vụ đưa khách du lịch vào Việt Nam. Trong trường hợp này, công ty FDI phải xin ý kiến của Tổng Cục Du lịch về thực hiện dịch vụ lữ hành nội địa.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty lữ hành quốc tế. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

 

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340