Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thành lập công ty may mặc

Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu của Ngành dệt may trong nước tính đến cuối năm 2022 đạt 42 tỷ USD. Dệt may hiện đang là ngành kinh tế đứng TOP 1 Việt Nam với thu hút hơn 2 triệu lao động. Với mục tiêu đến cuối năm 2025, Việt Nam dự kiến sẽ có hơn 20 nhãn hàng thời trang vươn tầm thế giới. Với những chính sách ưu đã của Chính phủ; nhiều doanh nghiệp may mặc đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, PHAM DO LAW xin được gửi đến quý bạn đọc bức tranh toàn cảnh về hoạt động và thành lập công ty may mặc tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.

Thủ tục thành lập công ty may mặc tại Sở kế hoạch và đầu tư

Công ty may mặc tại Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo pháp luật về doanh nghiệp. Như vậy. Công ty may mặc được thành lập dưới hình thức Công ty TNHH; Công ty TNHH một thành viên; Công ty Cổ phần. Về chủ thể, người thành lập công ty không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020. Ngoài ra, trước khi thành lập công ty cũng cần lưu ý các vấn về đặt tên công ty; vốn điều lệ; trụ sở chính; người đại diện theo pháp luật…

Về thủ tục thành lập, công ty may mặc tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; nơi công ty đặt trụ sở. Hiện nay, hồ sơ thành được tiến hành nộp theo hình thức trực tuyến. Doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, tuỳ vào loại hình doanh nghiệp mà người nộp sẽ tải các files hồ sơ tương ứng. Sau khi đã nộp hồ sơ thành công, trong vòng 3 ngày làm việc; Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, doanh nghiệp sẽ nhận được thư điện tử trả lời và nêu rõ lý do từ chối.

Để biết thêm chi tiết về hồ sơ thành lập của từng loại hình công ty. Khách hàng vui lòng tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty – Nhanh và dễ dàng, Video hướng dẫn chi tiết

Mã ngành nghề liên quan đến hoạt động may mặc

Trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần lựa chọn mã ngành nghề phù hợp để đăng ký kinh doanh. Sau đây là các mã ngành nghề về may mặc mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

1/ Sản xuất sợi. Mã ngành 1311

2/ Sản xuất vải dệt thoi. Mã ngành 1312

3/ Hoàn thiện sản phẩm dệt. Mã ngành 1313

4/ Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác. Mã ngành 1321

5/ Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục). Mã ngành 1322

6/ Sản xuất thảm, chăn đệm. Mã ngành 1323

7/ Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu. Mã ngành 1329

8/ May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú). Mã ngành 1410

9/ Sản xuất sản phẩm từ da lông thú. Mã ngành 1420

10/ Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc. Mã ngành 1430

11/ Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú. Mã ngành 1511

12/ Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm. Mã ngành 1512

13/ Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép. Mã ngành 4641

14/ Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu/ Chi tiết: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt– Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép. Mã ngành 4669

15/ Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh. Mã ngành 4751

16/ Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh. Mã ngành 4771

Một số vấn đề pháp lý cần biết khi thành lập công ty may mặc

Đối với trường hợp sản xuất hàng may mặc

Vấn đề Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Đối với các cơ sở sản xuất hàng may mặc, PCCC là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết mà doanh nghiệp phải hết sức lưu ý. Bởi lẽ các vật liệu may mặc là các vật liệu dễ cháy như vải, sợi, các loại len dạ, bông. Các loại dầu mỡ bôi trơn máy móc thiết bị ngành may. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp còn đang bỏ ngõ đối với công tác đề phòng và chuẩn bị đối trong công tác PCCC. Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra đối với doanh nghiệp may mặc mà thiệt hại về người và tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có diện tích rất lớn. Thường chia thành ba khu vực gồm: khu vực sản xuất; khu vực kho; và khu vực hành chính; với tổng diện tích có thể lên đến 1000m2. Theo pháp luật hiện hành, công ty sản xuất hàng may mặc này phải có giấy phép PCCC. Để được cấp giấy phép PCCC doanh nghiệp sản xuất phải gửi hồ sơ đến Cục cảnh sát PCCC nơi cơ sở thực hiện sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất có sự chuẩn bị ứng phó sự cố cháy nổ như: lắp đặt các trang thiết bị PCCC; ban hành nội quy PCCC; ; kiểm tra thường xuyên việc vận hành hệ thống…

Song song đó, các doanh nghiệp sản xuất may mặc với thành lập đội PCCC. Chi tiết về thành lập đội PCCC được quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Đồng thời, đẩy mạnh các công tác PCCC trong sản xuất: như: tập huấn PCCC cho công nhân, nhân viên; nhắc nhở, đôn đốc NLĐ thực hiện nghiêm quy định về PCCC; đảm bảo thường xuyên lực lượng PCCC trong các ca làm…

Chi tiết về Cấp giấy phép PCCC sẽ đưọc PHAM DO LAW cập nhật qua bài viết về Thủ tục xin cấp giấy phép PCCC.

Vấn đề môi trường đối với cơ sở sản xuất

Thực tiến hiện nay, các công ty đối tác của Việt Nam – Đặc biệt là đối tác đến từ EU, Hoà Kỳ. Đang có xu hướng chuyển sang ưu tiên các doanh nghiệp xanh. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có biện pháp bảo vệ mội trường. Thì rất có nguy cơ các doanh nghiệp này bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng. Do đó Bộ Tài nguyên và môi trường đã tiến hành triển khai; yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất may mặc tại Việt Nam thực hiện các đề án về bảo vệ môi trường. Đây được xem là động thái nhằm bảo vệ ngành dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Theo quy định của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Đối với cơ sở sản xuất gia công hàng may mặc phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đối tượng thực hiện là doanh nghiệp sản xuất 2.000.000 sản phẩm mỗi năm (không có công đoạn giặc tẩy); và sản xuất 50.000 sản phẩm mỗi năm (có công đoạn giặc tẩy). Tuỳ vào quy mô, vị trí dự án mà mà hồ sơ ĐTM sẽ được xem xét; và giải quyết ở các cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, và thực hiện các công tác chuyên môn nhầm thẩm định và phê duyệt ĐTM của doanh nghiệp.

Chi tiết về quy trình thực hiện ĐTM sẽ được chúng tôi cập nhật qua một bài viết khác cụ thể hơn.

Vấn đề về quy hoạch xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc

Trước hết, doanh nghiệp may mặc thực hiện kiểm tra quy hoạch 1/2000 của Tỉnh. Mục đích để xác định quỹ đất của Tỉnh có phù hợp cho dự án xây dựng hay không. Sau đó, doanh nghiệp tiếp tục kiểm tra dự án 1/500 của huyện. Việc này nhằm đánh giá tính phù hợp về mật độ xây dựng. Tiếp đến, tuỳ vào quy mô, diện tích xây dựng, doanh nghiệp tiến hành xin giấy đăng ký đầu tư. Dựa trên tính chất, mức độ của dự án mà nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Sau khi thẩm định dự án quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp. Thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật là 15 ngày.

Đối với trường hợp kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng may mặc

Công ty kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng may mặc cần chú trọng mua hàng có nguồn gốc xuất xứ; và nhãn sản phẩm với các chỉ số về kỹ thuật của sản phẩm. Vấn đề này tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Nếu doanh nghiệp không kiểm tra kỹ về các vấn đề trên thì sẽ vô tình sẽ gặp các rắc rối liên quan đến pháp luật. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp không kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ, rất có thể doanh nghiệp sẽ bị vướng vào các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ; hoặc trường hợp nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội buôn bán hàng giả.

Việc bán hàng phải có xuất hóa đơn VAT và khai thuế đầy đủ. Nếu doanh nghiệp không thực hiện các quy định này, rất có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuế. Hoặc nặng hơn nữa là bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trốn thuế.

Thương hiệu của sản phẩm

Ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất doanh nghiệp may mặc cũng cần chú ý bảo hộ thương hiệu sản phẩm của mình. Việc này vô cùng quan trọng ở cả với sản xuất và thương mại. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không đăng ký độc quyền. Khả năng cao rất dễ bị đạo nhái, việc này khiến doanh nghiệp sẽ mất uy tín đối với người tiêu dùng. Do đó việc tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm may mặc là việc làm cần thiết để bảo vệ thương hiệu của chính mình.

Để đăng ký thương hiệu sản phẩm dệt may, hàng may mặc. Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị các hồ sơ cần thiết. Và tiến hành nộp hồ sơ Tại Cục sở hữu trí tuệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Người nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện kèm theo lệ phí. Sau khi nhận được hồ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp.

Chi tiết về Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm may mặc, dệt may sẽ được PHAM DO LAW tiếp tục cập nhật qua bài viết chi tiết hơn.

Chứng nhận hợp quy hàng dệt may

Theo quy định của Pháp luật hiện nay, có 03 nhóm sản phẩm dệt may phải tiến hành công bố hợp quy gồm:

– Nhóm số 01: sản phẩm cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi hoặc chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền;

– Nhóm số 02: sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da;

– Nhóm số 03: sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da.

Việc công bố hợp quy gồm: Hồ sơ, thủ tục, và quy trình được thực hiện theo quy định pháp luật. Để biết thêm chi tiết về công bố hợp quy mặt hàng này. Quý khách vui lòng tham khảo tại bài viết: Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Một số tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành dệt may

Để một sản phẩm may mặc được lưu hành trên thị trường. Ngoài mẫu mã đẹp, sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo về sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành dệt may theo yêu cầu của đối tác. Sau đây là một số tiêu chuẩn dệt may phổ biến:

1/ Tiêu chuẩn ISO trong may mặc gồm: Tiêu chuẩn ISO 14001 về quản lý môi trường; Tiêu chỉ ISO 5001 cải thiện môi trường lao động hiệu quả;…

2/ Tiêu chuẩn về dệt may hữu cơ toàn cầu GOTS;

3/ Tiêu chuẩn Bluesign về cung cấp môi trường làm việc an toàn và bền vững trong ngành dệt may;

4/ Tiêu chuẩn không xả các hoá chất nguy hại ZDHC;

5/ Tiêu chuẩn Oeko-tex về giảm thiểu hoá chất độc hại trong mặt hàng dệt may;

6/ Tiêu chuẩn RCS về giám sát theo dõi hoạt động nguyên liệu thô;

7/ Tiêu chuẩn GRS chứng nhận của bên thứ 3 về thành phần tái chế; chuỗi đường đi sản phẩm; hoạt động xã hội; môi trường và hạn chế về chất hóa học;

8/ Tiêu chuẩn RDS truy xuất nguồn gốc lông vũ trong sản phẩm may mặc;

9/ Tiêu chuẩn RWS về thực hành tốt sản phẩm từ len;

10/ Tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ OCS;

11/ Tiêu chuẩn FSC về chứng nhận nguồn gốc khai thác gỗ;

12/ Tiêu chuẩn BSCI về tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh;

13/ Tiêu chuẩn SMETA về thực hành đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Các tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc khi xuất khẩu hàng may mặc đi Châu Âu

Thị trường Châu Âu (EU) là một thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam. Khi một sản phẩm may mặc được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và được bày bán lên các kệ hàng. Điều đó chứng Doanh nghiệp may mặc Việt Nam đó là một doanh nghiệp rất mạnh. Là một đối thủ rất “đáng gờm” trong kinh doanh. Không phải chúng tôi nói quá lên vấn đề này. Trên thực tế, Châu Âu là một thị trường vô cùng “khó tính”. Khi nhập khẩu hàng hoá vào EU, doanh nghiệp phải tuân thủ hàng loạt các tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc vô cùng nghiêm ngặt. Qua tìm hiểu của mình, PHAM DO LAW xin được giới thiệu đến quý các đạo luật về hàng may mặc mà doanh nghiệp phải tuân thủ.

Tiêu chuẩn an toàn sản phẩm EU (GPSD) 2001/95/EC

Không chỉ đối với mặt hàng về may mặc, đây là tiêu chuẩn được áp dụng đối với hàng hoá khi nhập khẩu vào châu Âu. Đối với sản phẩm dệt may, các tiêu chuẩn này sẽ được quy định an toàn cụ thể. Các quy định này sẽ ưu tiên áp dụng hơn GPSD. Khi hàng may mặc thâm nhập vào thị trường EU. Chính phủ các quốc gia EU sẽ kiểm tra xem mặt hàng đó có đáp ứng các tiêu chuẩn hay không. Nếu mặt hàng dệt may đó không đáp ứng đủ điều kiện, chính phủ sẽ từ chối việc nhập khẩu hàng hoá. Và buộc hàng hoá phải rút khỏi thị trường EU.

Chỉ thị REACH và RSL về sử dụng hoá chất trong may mặc

Để bảo vệ cho người tiêu dùng tránh bị kích ứng cơ thể do hàng hoá may mặc. Chỉ thị REACH đã hạn chế những loại hoá chất được cho là nguy hại trong sản phẩm dệt may. Quy định này giới hạn hoặc cấm hoàn toàn một số loại hoá chất trong sản phẩm. Đơn vị đo lường thường được sử dụng là mg hoặc kg. Tuỳ từng quốc gia mà chỉ thị REACH có thể được quy định nghiêm ngặt hơn. Ví dụ: Đối với Đức, Áo, Na Uy, Phần Lan, Hà Lan quy định cụ thể hàm lượng chất formaldehyd trong dệt may; Thuỵ Sĩ có quy định riêng về hoá chất ORRChem.

Chỉ thị RSL quy định nghiêm ngặt hơn về hoá chất so với chỉ thị REACH. Thường thì các nhãn hiệu thời trang Châu Âu sẽ có quy định riêng về RSL. Chỉ thị RSL hình thành từ hướng dẫn Không thải hoá chất độc hại (ZDHC) về an toàn hoá chất. Do đó, nếu Doanh nghiệp Việt Nam là đối tác của các nhãn hàng thời trang có quy định RSL. Doanh nghiệp đó buộc phải tuân thủ theo chỉ thị nói trên.

Tiêu chuẩn đặc biệt về trang phục trẻ em

Đối với hàng may mặc dành cho trẻ em, EU cũng có tiêu chuẩn riêng cho trang phục này. Tiêu chuẩn này quy định, đối với quần áo cho trẻ em dưới 14 tuổi, dây và dây rút phải được thiết kế một cách an toàn. Điều này giúp cho trẻ em tránh được nguy hiểm do bị ngạt thở; siết cổ bởi dây rút trong trang phục.

Đánh dấu CE đối với thiết bị bảo hộ cá nhân

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thiết bị Bảo hộ cá nhân như găng tay an toàn; khẩu trang… phải thực hiện đánh dấu CE đối với sản phẩm đó. Để được đánh dấu CE, người xuất khẩu phải tuân thủ hàng loại tiêu chuẩn như: thiết kế sản phẩm; vật liệu sản xuất; thử nghiệm; hướng dẫn sử dụng. Việc đánh dấu CE chứng minh sản phẩm đó phù hợp với tiêu chuẩn của thiết bị bảo hộ cá nhân tại thị trường EU.

Quyền sở hữu trí tuệ

Tại Châu Âu, việc sao chép các sản phẩm may mặc là mối đe doạ nghiệm trọng đối với ngành thời trang. Nếu bán các thiết kế của riêng mình trên thị trường Châu Âu. Nhà xuất nhập khẩu phải đảm bảo không vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ (IP) nào. Trong trường hợp người bán không đảm bảo về tính hợp pháp của sản phẩm. Người mua cũng sẽ phải chịu trách đối với mặt hàng người bán cung cấp.

Công ước CITES

Việc sử dụng các loài động vật; và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng; hoặc các bộ phận của chúng trong sản phẩm bị hạn chế bởi các biện pháp quản lý động vật hoang dã của EU (EC 338/97). Quy định này dựa trên Công ước CITES, theo đó, một số loài động vật và thực vật bị cấm sử dụng trong ngành may mặc. Vì vậy, khi gia nhập vào “sân chơi” EU, các mặt hàng may mặc có phải đảm bảo các vật liệu sử dụng phải có nguồn gốc không vi phạm vào EC338/97.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty may mặc. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

 

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340