Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Dịch vụ thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

Thị trường ngày nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng với giá thành thấp. Để có thể tạo dựng lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, các cá nhân, tổ chức cần đăng ký bản công bố sản phẩm. Đây cũng là một điều kiện cần thiết để sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Vậy thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm như thế nào? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.

Cơ sở pháp lý quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm

  • Luật An toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Bản công bố sản phẩm là gì?

Bản công bố sản phẩm (hay Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm) là kết quả của thủ tục đăng ký công bố sản phẩm. Đây là căn cứ cho việc tổ chức, cá nhân đã khai báo với cơ quan có thẩm quyền về chất lượng sản phẩm mà mình sản xuất hay nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Bản công bố sản phẩm được xem như điều kiện cần phải có để sản phẩm được lưu hành trên thị trường.

giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm

Sản phẩm nào phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm?

Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các sản phẩm sau cần thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm:

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.”

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gồm những gì?

Hồ sơ đối với các sản phẩm nhập khẩu

1/ Bản công bố sản phẩm (Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);

2/ Một trong số những loại giấy sau:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do;
  • Giấy chứng nhận xuất khẩu;
  • Giấy chứng nhận y tế được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ/xuất khẩu;

3/ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm (trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);

4/ Bằng chứng khoa học dùng để chứng minh công dụng của sản phẩm; hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;

5/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP); hoặc chứng nhận có giá trị tương đương (đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe).

Hồ sơ đối với các sản phẩm sản xuất trong nước

  1. Bản công bố sản phẩm (Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP);
  2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm (trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
  3. Bằng chứng khoa học dùng để chứng minh công dụng của sản phẩm; hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
  4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận theo quy định);
  5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (đối với sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe).

Quy trình công bố sản phẩm thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền

Đối với thực phẩm chăm sóc sức khỏe; các loại phụ gia thực phẩm quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Bộ Y tế có thẩm quyền giải quyết;

Đối với đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị và nộp 01 bản hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận thẩm định hồ sơ theo thời hạn

  • 07 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký) đối với đối với các loại phụ gia thực phẩm quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu và căn cứ sửa đổi, bổ sung bằng văn bản. Sau khi nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan có văn bản trả lời trong 07 ngày làm việc.

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo công khai tên sản phẩm của tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Cách thức thực hiện

Các cách thức nộp hồ sơ:

  1. Đến nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền;
  2. Nộp qua hình thức trực tuyến;
  3. Nộp qua dịch vụ bưu chính.

Thời hạn giải quyết

Đối với đối với các loại phụ gia thực phẩm quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: trong 07 ngày làm việc;

Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe: trong 21 ngày làm việc.

Kết quả

Kết quả của thủ tục này là Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Hồ sơ công bố sản phẩm cần lưu ý những gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP; tài liệu trong hồ sơ công bố sản phẩm cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tất cả tài liệu trong hồ sơ công bố phải sử dụng tiếng Việt;
  • Trường hợp có tài liệu tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt, có công chứng;
  • Tất cả tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm đăng ký.

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Công bố lại sản phẩm khi nào?

Khoản 4 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định phải công bố lại sản phẩm một trong các trường hợp có sự thay đổi sau:

  1. Tên sản phẩm
  2. Xuất xứ
  3. Thành phần cấu tạo

Như vậy, khi có sự thay đổi về những thông tin trên; tổ chức, cá nhân cần thực hiện công bố lại sản phẩm để sản phẩm có thể tiếp tục lưu hành trên thị trường. Khi công bố lại sản phẩm cần chuẩn bị hồ sơ tương tự như công bố mới.

Các trường hợp thay đổi khác chỉ cần gửi thông báo văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp nào thì đăng ký bản công bố sản phẩm bị tự chối?

Việc đăng ký bản công bố sản phẩm có thể bị từ chối trong các trường hợp sau:

  • Các giấy tờ trong hồ sơ không hợp lệ;
  • Nộp hồ sơ không đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chưa thanh toán đầy đủ phí, lệ phí theo quy định;
  • Việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ kéo dài vượt quá thời gian quy định (90 ngày).

Làm cách nào để kiểm tra sản phẩm đã được đăng ký công bố hay chưa?

Để kiểm tra sản phẩm đã được đăng ký công bố hay chưa, tổ chức, cá nhân có thể tra cứu bản tự công bố sản phẩm theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế;
  • Bước 2: Trên giao diện Trang chủ, thực hiện điền chính xác thông tin về “Tên doanh nghiệp” và “Tên sản phẩm”;
  • Bước 3: Nhấn “Tìm kiếm” và chờ nhận kết quả trả về trên màn hình.

ban-cong-bo-san-pham-2

Dịch vụ đăng ký bản tự công bố sản phẩm của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. Tài liệu về thông tin sản phẩm;
  2. Mẫu nhãn hàng hóa (nếu có);
  3. Giấy đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề kinh doanh các mặt hàng cần tự công bố;

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến đăng ký Bản công bố sản phẩm;
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
  4. Trực tiếp nộp hồ sơ làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Phân tích chỉ tiêu kiểm nghiệm và thực hiện xin giấy an toàn thực phẩm;
  6. Nhận kết quả và gửi giấy phép theo đúng thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Dịch vụ đăng ký bản công bố sản phẩm. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340