Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
Nước ta đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, có cho phép thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Pham Do Law tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Các loại hình công ty được phép thành lập 100% vốn nước ngoài
- 3 Điều kiện thành lập
- 4 Hồ sơ đề nghị thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- 5 Quy trình thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- 6 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 7 Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp 100% vốn dầu tư nước ngoài
Cơ sở pháp lý
- Luật Đầu tư 2020
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Các loại hình công ty được phép thành lập 100% vốn nước ngoài
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập các loại hình doanh nghiệp sau:
- Công ty Hợp danh;
- Công ty TNHH Hai thành viên trở lên;
- Công ty Cổ phần;
- Công ty TNHH Một thành viên.
Điều kiện thành lập
Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau đây để được thành lập:
- Phải xin phê duyệt đầu tư từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Có giấy phép thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.
- Hoạt đông kinh doanh các ngành nghề không bị cấm theo quy định pháp luật.
Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định những ngành nghề cấm đầu tư:
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật; động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật; động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng; thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Hồ sơ đề nghị thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
Đối với thủ tục xin chấp thuận đầu tư.
Công ty cần thực hiện thủ tục phê duyệt được đầu tư tại Việt Nam. Tùy vào ngành, nghề, dự án mà hồ sơ và cơ quan giải quyết khác nhau.
Để được tư vấn kỹ càng về các hồ sơ để xin phê duyệt dự án, Khách hàng liên hệ Pham Do Law để được tư vấn chính xác nhất.
Đối với thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị;
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý;
- Tài liệu chứng minh năng lực của chủ đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất; hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư. (Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất; cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư. Đối với dự án thuộc diện thẩm định; lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư; yêu cầu về điều kiện; năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Lưu ý: Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động; nhà đầu tư nộp hồ sơ theo theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Trong đó; đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư; từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Có giấy phép thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền (nếu có);
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân,
- Giấy chứng minh nhân dân,
- Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
- Thẻ căn cước công dân; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài; thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Quy trình thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
Thẩm quyền giải quyết
1. Đối với thủ tục xin chấp thuận đầu tư.
Tùy vào dự án xin đầu tư, có những cơ quan sau đây sẽ phê duyệt:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chính phủ;
- Quốc hội.
2. Đối với thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Ban Quản lý Khu công nghiệp;
- Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.
3. Giấy phép thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.
Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.
Trình tự thực hiện
Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh có những bước sau đây:
- Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Bước 2: Sở xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ cần điều chỉnh, ra thông báo yêu cầu bổ sung.
- Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cách thức nộp hồ sơ
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại trang thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia.
Phí và lệ phí
1. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh: 50.000 đồng/hồ sơ.
- Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký qua mạng.
2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/hồ sơ.
3. Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: Không.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
Pháp luật Việt Nam có chính sách ưu đãi nào đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không?
Pháp luật Việt Nam có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Chương III Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài.
Theo đó, những đối tượng được hưởng ưu đãi là:
- Ngành nghề đầu tư thuộc diện ưu đãi;
- Đầu tư tại các địa bàn kinh tế khó khăn;
- Quy mô vốn đầu tư từ 6.000.000 tỷ đồng trở lên và đáp ứng các điều kiện theo luật định;
- Dự án đầu tư về xây dựng nhà ở xã hội;
- Doanh nghiệp liên quan đến khoa học – công nghệ;
- Liên quan đến nội dung khởi nghiệp, đầu tư, phát triển;
- Chuỗi phân phối sản phẩm vừa và nhỏ;
- Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, pháp luật nước ta có nhiều chính sách khuyến khích; hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.
Sau khi thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì có được các quyền lợi như doanh nghiệp trong nước không?
Khi thành lập, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn được hưởng các quyền lợi như doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, sẽ có một số mặt hạn chế cho doanh nghiệp nước ngoài:
- Tỉ lệ vốn góp cho ngành nghề đặc biệt bị hạn chế;
- Thủ tục xin phê duyệt đầu tư khá phức tạp. Tuy nhiên điều này là cần thiết vì đảm bảo tính pháp lý, an toàn nền kinh tế nước ta;
- Khác biệt trong văn hóa kinh doanh,….
Tuy nhiên, những quyền lợi cơ bản vẫn được pháp luật bảo vệ. Vì các doanh nghiệp này thành lập theo pháp luật Việt Nam nên phải được bảo vệ.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp 100% vốn dầu tư nước ngoài
Khách hàng cần cung cấp
- Nhu cầu thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài của Khách hàng tại Việt Nam;
- Các loại giấy phép đã có hiện tại;
- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến ngành nghề kinh doanh;
- Chữ ký của người đại diện ký hồ sơ;
- Các tài liệu khác.
Phạm vi công việc
- Tư vấn pháp luật thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
- Hướng dẫn, chuẩn bị tài liệu thành lập doanh nghiệp;
- Hướng dẫn, chuẩn bị tài liệu xin giấy phép đầu tư;
- Tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp tối ưu nhất;
- Tư vấn, thực hiện các giấy phép con khác để hoạt động kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.