Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục nghề nghiệp là lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi có dự định đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về thủ tục này.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- 3 Điều kiện hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- 4 Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- 5 Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
- 6 Giấy phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có được gia hạn không?
- 7 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài chưa đăng ký thành lập/đăng ký hoạt động sẽ bị xử phạt như thế nào?
- 8 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được sáp nhập với trung tâm khác không?
- 9 Dịch vụ pháp lý Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp
- Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam hiện nay cho phép, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. nhà đầu tư có thể chọn 01 trong 02 hình thức sau:
- Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Hoặc thành lập liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Điều kiện thành lập trường trung cấp có vốn nước ngoài là:
- Có đề án thành lập phù hợp với mạng lưới giáo dục tại Việt Nam.
- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000m2.
- Vốn đầu tư tối thiểu 05 tỷ đồng.
- Đáp ứng chương trình đào tạo theo khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp.
Điều kiện hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Ngành nghề đào tạo
Ngành nghề đào tạo có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ được viết tắt là: LĐ-TB&XH
Cơ sở vật chất
Bảo đảm thiết bị đào tạo theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất.
Danh mục theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
Nhân sự
Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
Chương trình giáo dục
- Chương trình đào tạo phải thể hiện được mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp.
- Thể hiện được quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp.
- Phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo.
- Cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ.
- Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động.
- Phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
- Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Chương trình đào tạo không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng.
- Không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử.
- Không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam.
- Chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định.
- Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Khác với trung tâm giáo dục nghề nghiệp trong nước, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức. Có thể tham khảo cơ cấu tổ chức bắt buộc của trung tâm giáo dục nghề nghiệp trong nước như sau:
- Giám đốc, phó giám đốc;
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thẩm quyền: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quốc hội; tùy vào quy mô của dự án thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Thời gian giải quyết: 15 – 30 ngày làm việc.
Bước 2: Thành lập Công ty
Sau khi xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có thể thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Sau đó lấy tư cách doanh nghiệp để xin thành lập trung tâm ngoại ngữ.
Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc.
Tham khảo Bước 1 và Bước 2 tại bài viết THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Bước 3: Đề nghị thành lập
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Văn bản đề nghị thành lập;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao)
- Đề án thành lập;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh. Kèm theo biên lai nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất. Hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định; Trường hợp thuê đất thì cần nộp: Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho thuê;
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính;
- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Bộ LĐ-TB&XH.
Bước 2: Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở gửi văn bản thông báo và nêu rõ lý do. Thời hạn trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Hồ sơ hợp lệ, Sở LĐ-TB&XH gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
Bước 4: Sau khi có kết quả thẩm định, Sở LĐ-TB&XH trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trung tâm.
Thời gian giải quyết
Trong vòng 33 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Kết quả
Quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bước 4: Đăng ký hoạt động
Sau khi được cho phép thành lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp sẽ không được hoạt động ngay; mà phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập, trung tâm phải thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trung tâm giáo dục.
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ;
- Quyết định thành lập trung tâm;
- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Kèm theo các giấy tờ chứng minh.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở LĐ-TB&XH nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Bước 2: Sở LĐ-TB&XH thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Bước 3: Sở LĐ-TB&XH thực hiện công khai giấy chứng nhận trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình. Cập nhật cơ sở dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Gửi giấy chứng nhận đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.
Thời gian giải quyết
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Kết quả
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Giấy phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có được gia hạn không?
Hiện không có quy định về thời hạn của giấy phép thành lập cũng như gia hạn giấy phép trường trung cấp dạy nghề.
Khoản 2 Điều 16 Nghị định 15/2019/NĐ-CP có quy định:
2. Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày quyết định cho phép thành lập.
Trường hợp, hoạt động trên 50 năm thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài chưa đăng ký thành lập/đăng ký hoạt động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hành vi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị:
1/ Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
2/ Hình thức xử phạt bổ sung: trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm.
3/ Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước.
- Buộc chuyển người học đã nhập học đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đã được cấp phép.
- Hủy bỏ kết quả trúng tuyển.
- Hoàn trả các khoản đã thu của người học.
- Chịu mọi chi phí nếu không chuyển được người học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được sáp nhập với trung tâm khác không?
Điều 17 Nghị định 15/2019/NĐ-CP có quy định về thủ tục sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài.
Theo đó, khi sáp nhập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài cần phải đảm bảo:
Phù hợp với quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;
Trung tâm sau khi được sáp nhập phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 NĐ 15/2019/NĐ-CP.
Dịch vụ pháp lý Pham Do Law
Khách hàng cung cấp
- Nhu cầu, mong muốn của khách hàng khi thành lập trung tâm
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất (nếu có)
- Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất (nếu có)
- Thông tin về ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất, nhân sự.
Phạm vi công việc
- Tư vấn pháp luật đầu tư trong lĩnh vực giáo dục
- Khảo sát trung tâm, hướng dẫn khắc phục, sửa đổi;
- Thực hiện hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- Thực hiện hồ sơ đăng ký hoạt động trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài
- Làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước khi nộp hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động
- Các công việc khác do khách hàng yêu cầu.
Trên đây là ý kiến của Pham Do Law về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.