Vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp? Cần những loại vốn gì
Các doanh nghiệp “mọc” lên không ngừng nghỉ là một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Việt nam phát triển, đưa nước ta dần trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên việc thành lập doanh nghiệp không bao giờ là dễ dàng, ngoài việc tuân thủ pháp luật, người thành lập doanh nghiệp còn phải chuẩn bị nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố tất yếu để thành lập doanh nghiệp chính là “vốn đầu tư”. Không doanh nghiệp nào ra đời mà không cần vốn. Vậy số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu? Pháp luật có quy định hay không? Pham Do Law sẽ giải đáp vấn đề trên bằng cách đưa ra ý kiến của mình.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Đầu tư 2020
Vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Vốn tối thiểu được quy định sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Mỗi lĩnh vực riêng sẽ có quy định riêng:
- Nếu pháp luật không yêu cầu vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó. Tức là không có vốn tối thiểu để thành lập công ty.
- Tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ cần đăng ký ở mức phù hợp với thực tiễn. Nếu vốn điều lệ quá thấp thì (tuy pháp luật không cấm) không đảm bảo được mức độ tin tưởng của đối tác khi thực hiện giao dịch và làm việc. Việc này sẽ đem lại trở ngại và bất lợi cho công việc.
- Trong trường hợp pháp luật quy định, ngành nghề kinh doanh này cần vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu khi thành lập công ty sẽ bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
Thành lập doanh nghiệp cần những loại vốn gì?
Khi thành lập công ty cần các loại vốn cơ bản sau:
Vốn điều lệ khi thành lập công ty
Theo khoản 34 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thì:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản để thành lập công ty. Đối với các hình thức công ty khác nhau sẽ có vốn điều lệ khác nhau. Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì vốn điều lệ sẽ do các thành viên của công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp để thành lập công ty. Nếu là công ty cổ phần thì vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty.
Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp
Vốn pháp định là vốn tối thiểu (loại vốn bắt buộc) phải có để thực hiện đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp hoạt động khác nhau, thì theo quy định của pháp luật sẽ có vốn pháp định khác nhau. Do đó, khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ luật để thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vốn ký quỹ làm thủ tục thành lập công ty
Để thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế tại một ngân hàng bất kỳ. Khoản vốn đặt ra này nhằm đảm bảo việc công ty hoạt động ổn định và đảm bảo công ty đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính. Đối với các ngành nghề kinh doanh đặc thù thì sẽ có điều kiện về việc thực hiện ký quỹ riêng.
Vốn góp nước ngoài thành lập doanh nghiệp
Vốn góp nước ngoài để thành lập doanh nghiệp là loại vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể là các cá nhân có quốc tịch nước ngoài, và hoạt động theo pháp luật nước ngoài nhưng đang thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Các lĩnh vực riêng sẽ có các quy định riêng biệt về vốn đầu tư nước ngoài.
Quy định của pháp luật đối với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp
Góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Căn cứ theo Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, thì:
- Vốn điều lệ là tổng giá trị vốn góp của các thành viên cam kết góp để thành lập công ty và sẽ được ghi vào Điều lệ công ty.
- Thành viên phải góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong 90 ngày; từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời gian này, thành viên sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn đã góp. Và chỉ được góp vốn bằng loại tài sản khác với cam kết nếu hơn 50% thành viên còn lại tán thành.
- Nếu hết thời hạn mà vẫn có thành viên chưa thực hiện cam kết thì sẽ bị xử lý theo quy định.
- Các thành viên thực hiện cam kết phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh. Trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
- Người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp. Công ty phải cấp giấy chứng nhận tương ứng với giá trị phần vốn đã góp của thành viên.
- Giấy chứng nhận phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
- Nếu giấy chứng nhận phần bị mất; hư hỏng; hoặc bị hủy hoại sẽ được công ty cấp lại giấy chứng nhận.
Góp vốn thành lập công ty TNHH một thành viên
Theo Điều 75 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thì:
- Vốn điều lệ sẽ là tổng giá trị tài sản của chủ sở hữu công ty cam kết góp; và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong 90 ngày; từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Trong thời gian này, chủ sở hữu sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng số vốn góp.
- Chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đã phát sinh. Thực hiện trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
- Chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản nếu xảy ra thiệt hại do không góp; hoặc không góp đủ; hoặc không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Góp vốn thành lập công ty cổ phần
Theo Điều 112 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định thì:
1. Vốn điều lệ sẽ là tổng mệnh giá các loại cổ phần đã bán. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ là tổng mệnh giá các loại cổ phần đã được đăng ký mua; và sẽ được ghi lại trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã bán sẽ là tổng số cổ phần các loại đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đầy đủ.
3. Cổ phần được quyền chào bán sẽ được Đại hội đồng cổ đông chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ là tổng số cổ phần các loại được chào bán để huy động vốn. Bao gồm cả các cổ phần đã được đăng ký mua và chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được chào bán nhưng chưa thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán sẽ là tổng số cổ phần chưa được đăng ký mua.
5. Có thể giảm vốn điều lệ đối với các trường hợp sau:
- Dựa trên quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty sẽ hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ.
- Công ty sẽ mua lại cổ phần đã được bán ra. (Căn cứ theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp năm 2020);
- Các cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ. (Theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp năm 2020)
Góp vốn thành lập công ty hợp danh
Căn cứ theo quy định tại Điều 178 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì:
- Thành viên hợp danh; và các thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn theo cam kết.
- Thành viên hợp danh mà không góp đủ và đúng hạn theo cam; kết dẫn đến gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
- Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và góp không đúng hạn đã cam kết. Thì phần chưa góp đó sẽ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với doanh nghiệp. Thành viên có thể bị khai trừ khỏi công ty theo các quyết định của Hội đồng thành viên.
- Nếu đã góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Và Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo luật định.
- Đối với trường hợp giấy chứng nhận góp vốn bị mất; hư hỏng; hoặc bị hủy hoại thì các thành viên sẽ được cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp đó bởi công ty.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu? Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.